Tổng thống Nga chấp nhận đề xuất tổ chức đàm phán với Ukraine ở Slovakia

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva (Moscow) sẵn sàng xem xét đề xuất của Slovakia về việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine để chấm dứt xung đột.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, người đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin trong tuần này, cho biết ông Fico, một người công khai phản đối sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) đối với Ukraine, đã đề nghị Slovakia làm nơi tổ chức các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev.

2712putin.png

Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Leningrad ngày 26/12, ông Putin nói rằng chính quyền Slovakia “sẽ rất vui mừng cung cấp đất nước của họ làm nơi tổ chức các cuộc đàm phán. Chúng tôi không phản đối, nếu điều đó xảy ra. Tại sao không? Vì Slovakia giữ một lập trường trung lập. Theo quan điểm của chúng tôi, lập trường này là trung lập và đây (việc Slovakia làm nơi tổ chức đàm phán) là một lựa chọn chấp nhận được đối với chúng tôi”.

Hãng tin Reuters cho biết Slovakia được coi là một trong những quốc gia thuộc EU ở Trung và Đông Âu ngày càng hoài nghi về việc ủng hộ Ukraine và ủng hộ các cuộc đàm phán với Liên bang Nga.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần chỉ trích Slovakia, quốc gia có biên giới giáp với Ukraine, vì giọng điệu thân thiện mà ông Fico thể hiện với Liên bang Nga kể từ khi ông quay lại nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2023.

Về phần mình, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng Moskva sẵn sàng đàm phán để chấm dứt xung đột với Kiev, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Liên bang Nga vẫn sẽ đạt được các mục tiêu của mình ở Ukraine.

Trước đó vào ngày 19/12, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên vào cuối năm, ông Putin khẳng định mọi thỏa thuận song phương giữa Nga và Ukraine phải được ký kết bởi các cơ quan chính quyền hợp pháp của Kiev, hiện nay là Quốc hội Ukraine (Rada).

Tổng thống Nga giải thích rằng theo Hiến pháp Ukraine, không có cơ chế nào cho phép gia hạn nhiệm kỳ tổng thống trong tình trạng thiết quân luật. Tuy nhiên, Rada có quyền gia hạn nhiệm kỳ của mình mà không cần tổ chức bầu cử trong thời gian chiến tranh.

Ông Putin lưu ý rằng, do Tổng thống Ukraine có trách nhiệm bổ nhiệm lãnh đạo các bộ, cơ quan an ninh, và các tổ chức chính quyền khác, nhiệm kỳ của ông Zelensky đã hết từ đầu năm nay. Điều này có nghĩa là các lãnh đạo cơ quan được bổ nhiệm cũng không còn hợp pháp.

Tuy vậy, ông Putin nhấn mạnh rằng Moskva sẵn sàng đàm phán với Kiev mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, ngoại trừ các thỏa thuận đã đạt được ở Istanbul năm 2022. Các thỏa thuận này bao gồm việc Ukraine giữ vị thế trung lập, không liên kết với khối nào, cùng với những hạn chế về triển khai vũ khí nước ngoài.

Ông cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai cũng cần tính đến "thực tế trên thực địa" đã thay đổi kể từ thời điểm đó.

Ông Putin khẳng định rằng Moskva sẵn sàng đàm phán với bất kỳ ai được hợp pháp hóa thông qua một cuộc bầu cử công khai, kể cả ông Zelensky.

"Nếu Ukraine thực sự muốn đi theo con đường giải quyết hòa bình, họ có thể tổ chức điều đó trong nước theo cách họ muốn. Nhưng chúng tôi chỉ có thể ký thỏa thuận với những ai hợp pháp, và hiện tại, chỉ có Rada và chủ tịch của Rada là hợp pháp", ông Putin tuyên bố.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ vào trưa ngày 20/1 (giờ địa phương) tại tòa nhà Quốc hội Mỹ (tức rạng sáng ngày 21/1 giờ Việt Nam). Sự kiện đặc biệt này thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.

Mexico chính thức cấm thuốc lá điện tử

Mexico chính thức cấm thuốc lá điện tử

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 17/1 chính thức ban hành sắc lệnh cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, cũng như ma túy tổng hợp fentanyl và dẫn xuất của loại thuốc gây nghiện này.

Mỹ đẩy mạnh nghiên cứu vaccine phòng chống cúm gia cầm

Mỹ đẩy mạnh nghiên cứu vaccine phòng chống cúm gia cầm

Ngày 16/1, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố sáng kiến tài trợ mới trị giá 211 triệu USD nhằm phát triển vaccine mRNA chống lại các mối đe dọa sinh học mới nổi, đặc biệt là cúm gia cầm, trong bối cảnh lo ngại về một đại dịch mới có thể xảy ra.

fb yt zl tw