Tới Bản Cát Cát hòa mình trong điệu múa truyền thống các dân tộc

Bản Cát Cát là một ngôi làng cổ, với 100% cư dân là đồng bào Mông. Đây là điểm đến hấp dẫn và được nhiều du khách yêu thích bởi văn hóa độc đáo, phong cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là được hòa mình bởi các điệu múa truyền thống.

Nét đẹp văn hoá dân tộc tại bản Cát Cát.

Nét đẹp văn hoá dân tộc tại bản Cát Cát.

Cát Cát nằm trên sườn núi, được bao quanh bởi những ruộng lúa, rừng cây và dòng suối nhỏ. Phong cảnh nơi đây tuyệt đẹp và thu hút du khách. Có những con đường lát đá dẫn đến các thác nước, cầu treo và các triền ruộng bậc thang uốn lượn, là điểm lý tưởng để khám phá và tận hưởng thiên nhiên.

Ngôi làng có những ngôi nhà truyền thống của đồng bào Mông, các khung dệt và thêu tay, vẽ sáp ong, nơi du khách có thể tham quan và tìm hiểu về quá trình sản xuất các sản phẩm thủ công, văn hóa truyền thống.

Một trong những trải nghiệm đáng nhớ khi đến Cát Cát là gặp gỡ và tương tác với cộng đồng người dân địa phương. Du khách có thể tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày và trò chuyện với người dân, khám phá những câu chuyện và truyền thống độc đáo của họ.

Văn hóa truyền thống ở Cát Cát luôn hấp dẫn du khách.

Văn hóa truyền thống ở Cát Cát luôn hấp dẫn du khách.

Ngoài ra Cát Cát cũng là một điểm đến du lịch văn hoá, nơi du khách có thể xem biểu diễn điệu múa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Tại đây hàng ngày đều có những xuất diễn kéo dài khoảng 1h đồng hồ theo các khung giờ cố định. Từ xa bạn đã nghe thấy tiếng nhạc réo rắt, tiếng hát trầm bổng, sự sôi động, vui tươi càng như thôi thúc, mê hoặc bạn bước nhanh chân hơn đến thưởng thức.

Những cô gái mặc váy xòe xúng xính, từng nhịp váy đung đưa hòa quyện với tiếng khèn trầm bổng, tiếng sáo réo rắt cuốn hút bất kì ai đến đây. Những điệu múa của các chàng trai cô gái Mông nhịp nhàng, linh hoạt và vui tươi kết hợp với các động tác nhảy, xoay, bước đi và cử chỉ tay chân tinh tế khiến khán giả không rời mắt. Các động tác đơn giản nhưng sâu lắng, tạo nên những hình ảnh tượng trưng về thiên nhiên, con người và cuộc sống.

Sự duyên dáng trong từng điệu múa.

Sự duyên dáng trong từng điệu múa.

Bên cạnh những điệu múa mềm mại nhẹ nhàng và duyên dáng, điệu múa của đồng bào còn có những động tác mạnh mẽ, nhanh nhưng cũng đầy sự linh hoạt và uyển chuyển. Những bước nhảy và xoay quanh mạnh mẽ, cùng với âm nhạc và nhịp điệu sôi động, có thể kích thích trái tim và tạo ra sự cảm nhận mạnh mẽ, năng động cho du khách.

Không chỉ thưởng thức, chiêm ngưỡng những điệu múa cuốn hút, du khách có cơ hội cùng tham gia nhảy sạp cùng các cô gái, chàng trai. Điều này tạo ra một trải nghiệm tương tác và gần gũi và cảm nhận sự sự ấm áp của cộng đồng người Mông giúp du khách tận hưởng văn hóa địa phương.

Sự mạnh mẽ, tình cảm, sâu sắc của từng điệu múa đã tạo ra sự kích thích, cảm kích và đem đến một trải nghiệm đáng nhớ và cảm xúc sâu lắng cho du khách. Đến làng du lịch cộng đồng Cát Cát, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức và trải nghiệm những điệu múa cuốn hút của đồng bào các dân tộc Sa Pa tại đây.

petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw