Tổ én bên hiên nhà

LCĐT - Tháng Năm, tiết trời dịu mát. Buổi sớm mở cửa, chợt bâng khuâng, xao xuyến khi nghe tiếng chim ríu rít bên hiên nhà. Chị hàng xóm bên khóm hoa hồng khẽ nở bảo đàn én non trong tổ hôm nay được bố mẹ cho ra ngoài trời tập bay rồi đấy, nhìn chúng ríu rít bên nhau thấy hạnh phúc biết bao.

Tôi sống trong con ngõ nhỏ giữa lòng thành phố, một bên là dãy Nhạc Sơn xanh ngắt bốn mùa, một bên là sông Hồng thổi gió lên vi vút. Ngõ nhỏ, phố nhỏ không sôi động, nhộn nhịp, nhưng tôi thích khoảng không gian có phần yên tĩnh ấy với những hàng cây xòe tán xanh che rợp mát đường, thi thoảng có đám trẻ đạp xe qua hoặc tiếng bà bán xôi thân quen mỗi buổi sớm. Sau những ngày rét của mùa đông, qua Tết Nguyên đán, nắng ấm chan hòa. Một buổi chiều ngắm hoàng hôn bên ban công tôi đã thấy những cánh én bay về chao liệng trên vòm lá bàng xanh. Thì ra đôi én đã trở về tổ cũ của chúng ngay bên hiên nhà tôi. Nhớ lại cách đây ba năm, cũng đôi én này về đây xây tổ, sinh con, mùa đông chúng dẫn đàn bay đi tránh rét, khi ấm áp lại trở về ngôi nhà cũ.

Tôi đã tận mắt xem đôi chim én xây tổ ngay bên hiên nhà mà thấy vô cùng thú vị. Đầu tiên, chúng bay liệng nhiều lần quanh ngôi nhà đã chọn làm tổ, con trống đậu trên dây điện ríu rít gọi con mái, chúng ngó nghiêng, xem xét, chọn vị trí để “xây nhà”. Én khéo chọn nơi làm tổ, đó là góc hiên xây vừa kín đáo, vừa thoáng mát, các kẻ thù như mèo, chuột, rắn không bò tới được. Chọn được vị trí rồi, vợ chồng én chăm chỉ bay đi lấy bùn, đất bên bờ sông Hồng về nhào nặn với nước bọt tạo thành hỗn hợp “xi măng” đắp dần lên góc hiên. Ban đầu tổ én nhìn chỉ giống tổ tò vò nhỏ, nhờ sự kiên trì, cần mẫn, chăm chỉ của đôi én mà xây thành chiếc tổ như nửa cái bát con gắn chặt vào tường. Mỗi mùa trở về nhà cũ, vợ chồng én lại cùng nhau dọn dẹp, sửa sang lại “ngôi nhà” cho tươm tất hơn.

Tổ én bên hiên nhà ảnh 1
(Ảnh minh họa)

Xây tổ xong, ngày ngày đôi én cứ chao liệng bên nhau, quấn quýt nhau. Bẵng đi một thời gian lại ít thấy chúng bay cùng nhau nữa, thì ra én mái đã đẻ trứng và ấp trong tổ. Một ngày kia, vợ chồng nhà én ríu ra ríu rít bay đi bay về, dáng bay tất bật hơn chứ không khoan thai như trước. Lúc này, trong tổ én đã có 4 chú én con, và công việc của bố mẹ chúng thêm phần vất vả. Bé Bống nhà tôi mê đàn én lắm, chiều nào đi học về cũng ra hiên nhà ngắm đôi én bay kiếm mồi cho đàn con nhỏ. Có lần Bống hốt hoảng chạy vào nhà, nét mặt lo lắng: “Ba ơi, sao hôm nay con thấy chim én kêu nhiều lắm, hay có ai bắt én con rồi ba?” Tôi chạy ra cửa, phát hiện ngay thằng mèo vàng đang rình rập ở gốc bàng phía dưới tổ én, ánh mắt hau háu. Còn én bố, én mẹ đang kêu ầm ĩ, bay vòng quanh tổ. Én bình thường hiền lành thế, mà khi đàn con bị đe dọa, chúng bất chấp nguy hiểm lao thẳng vào tấn công xua đuổi kẻ thù để bảo vệ đàn con.

Hai tuần sau, đàn én con đã đủ lông, đủ cánh, nằm chật cả chiếc tổ nhỏ. Từ dưới nhìn lên hiên nhà đã thấy những chiếc mỏ xinh xinh kêu chim chíp chờ bố mẹ chúng mang mồi về. Ngày đầu tiên đàn én con rời tổ tập bay là sự kiện trọng đại của gia đình én. Từng chú én non bay ra khỏi tổ, trong khi én bố, én mẹ bay kèm xung quanh để dạy con sải cánh bay lên. Chú én nào còn nhát chưa dám bay luôn được én bố mẹ ríu rít gọi để động viên, khích lệ. Không chỉ có én bố, én mẹ, mà cả đàn én trưởng thành ở đâu cũng bay về giúp đỡ. Đàn én nhỏ mới ra khỏi tổ còn đậu trên dây điện trước nhà, tập bay một chút rồi lại nghỉ, rỉa lông, rỉa cánh, chẳng mấy chốc đã bay liệng khắp ngõ phố nhỏ, tung cánh trên vòm trời trong xanh.

Bao giờ cũng thế, mỗi buổi sớm khi mặt trời lên, gia đình nhà én bay ra khỏi tổ chao liệng như đan thoi trước hiên nhà và khi hoàng hôn buông xuống chúng trở về ngôi nhà bình yên. Trước khi vào tổ, én bố mẹ cùng đàn con thi nhau bay liệng, gọi nhau ríu rít ra chừng phấn chấn lắm, làm cho ngõ phố nhỏ thêm vui nhộn. Khi sang mùa thu rồi mùa đông giá lạnh đến, lúc này đàn én non đã trưởng thành, cả gia đình én lại ríu rít bay vòng quanh lưu luyến tạm biệt tổ ấm và khu phố nhỏ để bay về phương nam tránh rét…

Nhìn đàn én bay đi, bé Bống tiếc lắm: “Ba ơi, thế bao giờ đàn én mới trở về với con?”. “Én bố mẹ đưa én con bay đi tránh rét đó, khi nào hoa đào nở, tết đến, xuân về, chúng lại bay về tổ cũ con ạ. Chim én rất yêu các bạn nhỏ chăm ngoan, nên con phải chăm ngoan như những chú én non nhé, đợi mùa xuân chim én bay về”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw