Tín hiệu vui trong thực hiện tiêu chí thu nhập ở Si Ma Cai

LCĐT - Được đánh giá là tiêu chí khó thực hiện trong xây dựng nông thôn mới, nhưng nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, huyện Si Ma Cai đã đạt được những kết quả quan trọng.

Giải pháp đầu tiên được huyện triển khai là tận dụng lợi thế của địa phương và khích lệ tinh thần vươn lên thoát nghèo của người dân thông qua các phong trào thi đua phát triển sản xuất. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình cho thu nhập cao, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá, giàu.

Nông dân Si Ma Cai chăm sóc cây mận đặc sản.
Nông dân Si Ma Cai chăm sóc cây mận đặc sản.

Hộ ông Hạng Seo Vu ở thôn Lao Chải, xã Quan Hồ Thẩn là một ví dụ. Trước năm 2017, gia đình ông Vu vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo. Dù diện tích đất canh tác nhiều, nhưng ông vẫn loay hoay không biết trồng cây gì mang lại hiệu quả kinh tế cao thay cây ngô. Được cán bộ xã định hướng, năm 2015, ông đưa cây mận Tả Van và cây lê Tai nung vào trồng thay cây ngô. Đến nay, gia đình ông có gần 200 cây mận Tả Van và gần 100 cây lê Tai nung. Năm 2018, gia đình ông Vu thu hoạch vụ quả đầu tiên được gần 100 triệu đồng. Diện tích mận và lê đã đến kỳ cho thu quả ổn định, không chỉ giúp gia đình ông thoát nghèo mà còn có tên trong danh sách những hộ sản xuất giỏi của xã.

Xuôi theo con đường bê tông nhỏ, tôi đến gia đình chị Hoàng Thị Pla ở thôn Hoàng Thu Phố, thị trấn Si Ma Cai, hộ nhiều năm đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh”. Trước đây, gia đình chị Pla nằm trong danh sách những hộ đặc biệt khó khăn, nhưng nhờ tích cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, vợ chồng chị không những thoát nghèo mà nhiều năm liền có tên trong danh sách hộ giàu của địa phương.

Chị Pla cho biết: Trước đây, vợ chồng tôi không có việc làm ổn định, đất sản xuất ít, cuộc sống rất khó khăn. Ngoài thời gian mùa vụ, chồng tôi đi làm thuê công nhật để có thêm nguồn thu trang trải cuộc sống. Được cán bộ phụ trách thôn tận tình tuyên truyền, định hướng, vợ chồng tôi quyết định khởi nghiệp bằng nghề nấu rượu ngô truyền thống và nuôi lợn bản địa. Trong phát triển kinh tế, chúng tôi luôn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi của cán bộ khuyến nông.
Sau khi thoát nghèo, vợ chồng chị Pla mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng để mua trâu nuôi vỗ béo, trồng rừng và nuôi lợn, gà bản địa. Gia đình còn đưa giống ngô, lúa năng suất cao vào gieo trồng, mỗi năm thu gần 200 bao ngô và hơn 100 bao thóc. Từ hộ nghèo, gia đình chị Pla đã có trong tay khối tài sản nhiều người mơ ước: 4 ngôi nhà, hơn 3 ha rừng thông đã đến kỳ thu hoạch, 10 con trâu vỗ béo, hơn 10 con lợn bản địa và hàng trăm con gà. Những năm gần đây, gia đình chị thu hơn 500 triệu đồng mỗi năm và luôn đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện, cấp tỉnh.

Để thực hiện tiêu chí thu nhập, huyện Si Ma Cai tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các giống cây trồng mới có năng suất cao, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhằm đáp ứng tiêu chí thu nhập tăng theo lộ trình, Si Ma Cai tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, tập trung hình thành các vùng sản xuất chuyên canh dựa trên thế mạnh và điều kiện sẵn có của địa phương. Các sản phẩm mũi nhọn được Si Ma Cai lựa chọn đưa vào mở rộng sản xuất là cây ăn quả ôn đới (mận, lê, sơn tra), dược liệu, chăn nuôi đại gia súc và đặc sản địa phương (gà đen, lợn, vịt).

Huyện đã chỉ đạo ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và thực hiện các vùng sản xuất chuyên canh. Có thể kể đến các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao như vùng trồng cây ăn quả, cây dược liệu tại Quan Hồ Thẩn, Nàn Sán; nuôi vịt Sín Chéng, thủy sản tại Bản Mế, Nàn Sín; vùng trồng lúa tại Bản Mế, Sín Chéng, Nàn Sín; chăn nuôi gia súc và trồng rau trái vụ trên địa bàn toàn huyện…

Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, mỗi khi triển khai các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, huyện Si Ma Cai đều huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các xã, thị trấn và các phòng chuyên môn chủ động tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát và phù hợp với từng khu vực và nguyện vọng của người dân. Đây cũng là cách để Si Ma Cai đầu tư tập trung các nguồn lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Kinh nghiệm được huyện áp dụng thành công là vận động, khơi dậy tính tự giác, tích cực tham gia đóng góp công sức, tài sản của người dân trong các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo. Điều này vừa tăng cường nguồn lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vừa nâng cao vai trò giám sát của người dân và cộng đồng cũng như ý thức bảo quản, sử dụng nguồn nhân lực và tài sản sau đầu tư.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huyện Si Ma Cai đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến hết năm 2020, toàn huyện còn 13,9% hộ nghèo (tương đương 1.000 hộ) và hơn 20,1% hộ cận nghèo (1.539); 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,07% và trong dịp giáp hạt năm 2021 không có hộ thiếu lương thực cần đề nghị hỗ trợ; thu nhập bình quân của người dân đạt 31,5 triệu đồng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

fb yt zl tw