Tích cực xây dựng văn hóa học đường

Trường học là nơi giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì thế nhà trường trước hết phải là môi trường văn hóa. Xây dựng văn hóa học đường là thực hiện quá trình quản lý giáo dục trong mỗi nhà trường nhằm mục đích xây dựng, phát triển trường học trở thành môi trường văn hóa - giáo dục lành mạnh, giáo viên và học sinh luôn có hành vi chuẩn mực và ngày càng phát triển ổn định, bền vững.

Đó là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và thường xuyên của toàn ngành giáo dục, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục - đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hội nhập hiện nay.

vhhd2.jpg

Tại Lào Cai, nhiều trường đã và đang tích cực xây dựng môi trường học tập an toàn, hạnh phúc, trường học gắn với thực tiễn, học sinh và giáo viên được tạo điều kiện phát huy năng lực, phẩm chất. Việc xây dựng môi trường văn hóa được thực hiện từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất như ngay từ các cấp học mầm non, tiểu học, học sinh đã được rèn thói quen chào hỏi, lễ phép với thầy cô giáo, phụ huynh…

Em Phan Xuân Mai, học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Bình Minh (thành phố Lào Cai) hào hứng: Từ khi vào lớp 1, các thầy cô đã luôn dặn dò chúng em phải biết chào khi gặp người lớn tuổi, thầy cô giáo hoặc bạn bè và phải biết nói “cảm ơn” khi ai đó quan tâm, giúp đỡ mình.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt tới giáo viên, phụ huynh và học sinh về nội quy và Bộ quy tắc ứng xử trong trường học. Các nội dung này được cập nhật hằng năm theo tình hình thực tế. Nhà trường còn in và treo nhiều khẩu hiệu mang tính cổ động, khích lệ, thôi thúc, nhắc nhở học sinh. Ngoài ra, trong các lớp học, tiết học, giáo viên luôn tạo nhiều không gian, thời gian và lồng ghép nội dung bài học về việc rèn nền nếp, thói quen sinh hoạt, hướng học sinh đến những suy nghĩ và hành động có văn hóa.

- Cô giáo Nguyễn Thu Hương -

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh

vhhd3.jpg

Trong thời đại hội nhập hiện nay, trường học không chỉ là nơi đào tạo về trí tuệ mà còn phải là trường học văn hóa. Mục tiêu của xây dựng văn hóa học đường là tạo môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn; môi trường dạy và học nhân văn với các mối quan hệ thân thiện, lành mạnh. Do đó, mỗi trường cần có bước đi, cách thức xây dựng văn hóa học đường phù hợp theo đặc điểm của trường, học sinh và phù hợp với văn hóa của vùng miền, địa phương.

vhhd5.jpg

Nếu có dịp tới Trường PTDT bán trú THCS Bản Phố (huyện Bắc Hà), bạn sẽ không khỏi ấn tượng với không gian mang đậm nét văn hóa dân tộc, nền nếp sinh hoạt khoa học của học sinh và giáo viên nhà trường. Cô giáo Nguyễn Thị Nguyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã xây dựng nhiều câu lạc bộ theo sở thích của học sinh nhằm hướng các em đến việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống, giúp các em phát huy khả năng, sở trường, như khâu - thêu, thổi khèn, múa sênh tiền, cắt tóc, tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật… Mỗi câu lạc bộ luôn thu hút và duy trì khoảng 30 học sinh các khối lớp tham gia. Nhà trường còn tạo không gian trưng bày các sản phẩm thổ cẩm, đồ dùng sinh hoạt gắn với đời sống người dân địa phương nhằm giúp học sinh hiểu và thêm yêu văn hóa dân tộc mình.

vhhd6.jpg

“Em tham gia Câu lạc bộ khâu - thêu của trường từ năm học lớp 6. Mỗi tuần, chúng em có 1 tiết học được bố trí thực hành khâu, thêu thổ cẩm tại gian trưng bày sản phẩm văn hóa của trường. Thi thoảng, em và các bạn trong câu lạc bộ còn được nghệ nhân trong vùng tới dạy khâu, thêu nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Em luôn tự hào và cố gắng học hỏi để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc mình”, em Vàng Thị Mỷ, học sinh Trường PTDT bán trú THCS Bản Phố bộc bạch.

Chính môi trường tràn ngập sắc màu văn hóa và sự đồng bộ trong quan điểm giáo dục “học để làm người” đã giúp nhiều trường ở Lào Cai xây dựng được môi trường học tập an toàn, lành mạnh, chất lượng cao.

vhhd4.jpg

Đến nay, 100% trường học và cơ sở giáo dục trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tiến hành xây dựng bộ quy tắc ứng xử; đã thực hiện việc lồng ghép giáo dục văn hóa học đường trong chương trình giáo dục chính khóa; đổi mới sinh hoạt đoàn, đội. Trong dạy và học môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân, các trường đã tăng cường liên hệ thực tế, các tấm gương điển hình và đề cao trách nhiệm nêu gương mọi lúc, mọi nơi của các thầy cô giáo… Nhờ đó, phần lớn học sinh không chỉ được bồi dưỡng kiến thức mà còn nhanh nhạy nắm thông tin, có tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; tích cực tham gia các phong trào tình nguyện; luôn có thái độ tôn trọng thầy cô giáo và đoàn kết giúp đỡ bạn bè, có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Tuy vậy, trong thực tế vẫn có những hành vi lệch chuẩn trong trường học như bạo lực học đường, nói tục… trong đó bạo lực học đường luôn là vấn đề bức xúc đối với ngành giáo dục - đào tạo và xã hội. Các hành vi đó phải được ngăn chặn, chấm dứt và xóa bỏ khỏi trường học.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw