Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Để mạch nguồn văn hóa chảy mãi

Để mạch nguồn văn hóa chảy mãi

Không chỉ gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh giá trị các di sản văn hóa, tỉnh Lào Cai còn khai thác phục vụ phát triển ngành “công nghiệp không khói”, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân cũng như nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa chảy mãi tới ngày sau…

Sáng sớm tinh mơ, bên dòng Nặm Luông đã nhộn nhịp tiếng đàn tính, điệu Then ngân lên theo điệu múa do hàng trăm học sinh, giáo viên của các trường học trên địa bàn xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) biểu diễn. Ở các điểm vui chơi khác trên địa bàn xã cũng đồng loạt diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian sôi nổi như thi gánh nước, ném còn, đi cà kheo… Đó là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bảo Yên được tổ chức dịp Lễ 30/4 và 1/5 tại Nghĩa Đô - điểm du lịch cấp tỉnh đang được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và tỉnh Lào Cai quy hoạch xây dựng thành Không gian bảo tồn văn hóa Tày Tây Bắc.

666.jpg

Có lẽ đây là lần đầu tiên, các nét đẹp văn hóa dân gian dân tộc Tày được phục dựng, trình diễn có sự tham gia nhiệt tình, hào hứng của bà con dân tộc Tày xã Nghĩa Đô cũng như du khách thập phương. Nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến đây dịp này được hòa mình trong không gian văn hóa độc đáo của dân tộc Tày như đi cà kheo, thi bắn nỏ, đánh yến, ném còn… Đặc biệt, địa phương còn chuẩn bị sẵn các nguyên - vật liệu để người dân và du khách cùng nghệ nhân dân gian làm quả yến, quả còn; trải nghiệm cuộc sống thường nhật, bình dị của người Tày. Một số hoạt động văn hóa của ngày hội (thi ẩm thực, thi đan lát, làm quả yến…) diễn ra trong không gian chợ phiên - được thiết kế từ chất liệu gỗ, tre, nứa, mái lợp cọ, dựa trên chất liệu của kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày.

Những hoạt động văn hóa được trình diễn trong ngày hội không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi thôn, bản mà đã tạo thành “dòng chảy” văn hóa liền mạch, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của bà con người dân địa phương, vừa nâng cao đời sống tinh thần.

"Càng ý nghĩa hơn khi xã Nghĩa Đô được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh. Do đó, việc tôn vinh các giá trị văn hóa cần phải song hành với phát triển du lịch cộng đồng. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác chỉ đạo bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời sẽ tạo sự lan tỏa những giá trị ấy trong cuộc sống…"- Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Nguyễn Anh Chuyên khẳng định.

Ngày hội khám phá di sản văn hóa dân tộc Dao xã Tả Phìn tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa cũng được đánh giá là hoạt động văn hóa độc đáo và ý nghĩa. Ngày hội nhằm tôn vinh 7 di sản văn hóa cấp quốc gia của dân tộc Dao đỏ Tả Phìn và những đóng góp to lớn của các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Dao trong cộng đồng dân tộc thiểu số Lào Cai. Các di sản văn hóa cấp quốc gia của dân tộc Dao đỏ Tả Phìn được trình diễn và thực hành trong ngày hội đã góp phần khơi dậy khát vọng, niềm tin, tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào Dao trong phát triển kinh tế - xã hội.

“Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế những tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa truyền thống, du lịch văn hóa của dân tộc Dao ở Sa Pa, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước theo Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đề ra” - bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa khẳng định.

Để lan tỏa và thực hiện tốt công tác ngoại giao văn hóa, cũng trong dịp Lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Lào Cai đã tham gia Chương trình “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Các hoạt động của tỉnh Lào Cai đã tái hiện không gian đặc sắc của chợ phiên vùng cao; Lễ hội Say Sán của đồng bào Mông; Tết mừng chiến thắng của đồng bào Nùng; nghệ thuật dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; quảng bá nông sản bản địa, ẩm thực của các dân tộc.

3.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai chia sẻ: Lần này, chúng tôi mang đến chương trình những nét đặc sắc, ấn tượng nhất đại diện cho văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Đây là cơ hội để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc ở Lào Cai, đồng thời học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, đồng bào các dân tộc thiểu số về ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam...

2.jpg

Những hoạt động văn hóa và trải nghiệm du lịch văn hóa đang diễn ra sôi động ở các địa phương trong tỉnh cũng như trong các hoạt động giao lưu văn hóa ngoại tỉnh của Lào Cai thời gian gần đây càng khẳng định hơn không chỉ nhu cầu hưởng thụ văn hóa mà còn thể hiện giá trị cốt lõi nhân văn của văn hóa, mang thông điệp lan tỏa và sức mạnh mềm trong cuộc sống đương đại. Với một mảnh đất đa sắc màu văn hóa như Lào Cai, những nỗ lực trong công tác bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa những nét đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc đã và đang khơi mạch nguồn văn hóa chảy mãi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Với sự phát triển của mạng xã hội, thời gian qua các nhà sáng tạo nội dung đã sản xuất ra nhiều kênh, clip giới thiệu về đề tài lịch sử. Ở đó, những dấu ấn lịch sử của dân tộc được tái hiện một cách sinh động, thu hút đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp vào ngày 13/9. Sự kiện sẽ tạo cầu nối, hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Thế giới ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng và nổi tiếng. Ấn tượng hơn nữa khi xuất hiện trên các lá bài Măm tarot, những món ăn, đồ uống trở nên vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, khi được giải thích cặn kẽ qua minh họa bằng hình ảnh cuốn hút.

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng để phát huy làng nghề trong thời gian tới. Đây là chia sẻ của ông Trịnh Quốc Đạt - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

fbytzltw