Nhiều khởi sắc trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc

Thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, một năm qua công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử - văn hóa; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đã có nhiều khởi sắc.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 6/7/2022, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), tại thủ đô Paris (Pháp), Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026.

Tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh Thực hành Then Tày, Nùng,Thái được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái được được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2022, Bộ cũng đã chuẩn bị các hồ sơ khoa học trình UNESCO ghi danh trong năm 2022: Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Tháng 06/2022), Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (Tháng 12/2022).

Nhiều khởi sắc trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc ảnh 1
 Ảnh minh họa.

Các hồ sơ di sản vật thể và phi vật thể được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ cho phép gửi đề cử ghi danh của UNESCO: Hồ sơ khoa học của di sản “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là di sản thế giới; hồ sơ “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” (An Giang) được gửi UNESCO để đề cử UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại; gửi 02 hồ sơ khoa học di sản tư liệu đề cử đưa vào Danh mục di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO xét vào năm 2022: Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn và Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943).

Hướng dẫn các địa phương xây dựng hồ sơ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh), Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (An Giang), Hang Con Moong (Thanh Hóa) trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Chuẩn bị các hoạt động nhằm xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO đối với các di sản văn hóa phi vật thể: Mo Mường (Hòa Bình), Võ cổ truyền Bình Định (Bình Định) và Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang).

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thành phố Chí Linh, Hải Dương.

Đặc biệt năm qua, Bộ đã tiến hành xếp hạng 11 di tích cấp quốc gia; công bố 46 di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thẩm định, thỏa thuận và trực tiếp có văn bản góp ý hơn 120 quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích tại các địa phương; báo cáo đánh giá tác động môi trường; các dự án, khai thác khoáng sản.

Ngoài ra, Bộ cũng đã triển khai Dự án Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị; Dự án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Quảng Bình.

Tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972, bao gồm các sự kiện: Chuyến công tác và dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 tại Ninh Bình, Hà Nội, Huế của Tổng Giám đốc UNESCO từ ngày 05 - 07/9/2022 (Hội thảo quốc tế 20 năm bảo tồn Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội từ ngày 07 - 08/9/2022; Hội thảo khoa học “Bảo vệ và phát huy giá trị các khu Di sản Thế giới thời kỳ hậu Covid và quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới” tại Hội An từ ngày 14 - 16/9/2022).

Cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 bằng những nhiệm vụ cụ thể: Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030; Chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua các di tích, di sản văn hóa phi vật thể, các bảo tàng từ Trung ương đến địa phương (Chương trình phối hợp số 217/CTr-BGDĐT- BVHTTDL ngày 04/03/2022).

Tổ chức triển khai thực hiện 3 nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, và di tích lịch sử nhà ngục Đắk Glei….

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Ở tuổi 87, nhà văn Ma Văn Kháng vừa trở lại với văn đàn với tập truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'. Qua tác phẩm, ông vẫn cho thấy dấu ấn văn chương của mình, đúng như kiểu 'gừng càng già càng cay' vậy.

Vị đoàn viên

Vị đoàn viên

Ở thời điểm này, người ta quan tâm nhiều về thị trường bánh trung thu của năm nay, xem có những lựa chọn nào, hương vị nào mới lạ. Một mùa trăng đoàn viên nhưng nhắc nhiều chắc cũng chỉ có chuyện ăn gì, đi chơi ở đâu… Đôi khi cái bánh tròn đầy, đủ vị nhưng giá trị đoàn viên thì cứ phai nhạt dần.

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3 do Báo Người Lao Động tổ chức với giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng... Tổng kết mỗi quý, ban tổ chức sẽ công bố những bức ảnh lọt vào vòng sơ khảo.

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nằm ngay trung tâm thành phố Lào Cai, Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai còn có tên gọi là Công viên Hồ Chí Minh. Đây là nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng tôn kính, nơi lắng đọng niềm kính yêu và sự biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc Lào Cai đối với Bác Hồ.

Khán giả ngày càng khắt khe

Khán giả ngày càng khắt khe

Từ những vụ lùm xùm, bê bối của các nghệ sĩ gần đây có thể thấy, khán giả ngày càng khắt khe và thể hiện thái độ quyết liệt hơn. Họ sẵn sàng tẩy chay những nghệ sĩ mắc sai lầm nhưng thiếu sự cầu thị. Vì vậy, nghệ sĩ khi mắc sai lầm nên xin lỗi chân thành, đúng người, đúng chỗ, không thể qua loa, hời hợt.

Chấn hưng văn hóa phải chăng bắt đầu từ việc minh bạch các nguồn vốn đầu tư

Chấn hưng văn hóa phải chăng bắt đầu từ việc minh bạch các nguồn vốn đầu tư

Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đang xây dựng "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045" với kinh phí khoảng 350.000 tỷ đồng giai đoạn 11 năm (2025 - 2035), tăng nhiều so với mức đầu tư trước đây. Với con số đầu tư khổng lồ này, làm thế nào để thực sự hiệu quả, không bị lãng phí là bài toán đặt ra với toàn ngành văn hóa.

Bài 3: Liên kết để phát triển bền vững

Hành trình qua những miền di sản Việt Bắc Bài 3: Liên kết để phát triển bền vững

Việt Bắc - tự hào là quê hương cách mạng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Ngoài những địa danh lịch sử gắn với truyền thống hào hùng của dân tộc, Việt Bắc còn có hàng nghìn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Kế thừa cội nguồn lịch sử, phát huy những giá trị tương lai, Việt Bắc đang ngày càng phát triển hơn, lớn mạnh hơn…

fb yt zl tw