Thủ tướng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 06/CĐ-TTg ngày 15/1/2024 nâng cao hiệu quả công tác thống kê du lịch để đánh giá, hoạch định chính sách và thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết nhiều điểm nghẽn, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phục hồi du lịch theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ; góp phần tăng trưởng kinh tế, từng bước khẳng định vị thế của một ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, Du lịch Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, nhất là trong công tác hoạch định chính sách và chiến lược dài hạn. Một trong những nguyên nhân là do công tác điều tra, thống kê du lịch còn bất cập, chưa có nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, đồng bộ để xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phù hợp, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch của doanh nghiệp, người dân kịp thời, hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch - Ảnh: Nam Nguyễn
Nâng cao hiệu quả thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch - Ảnh: Nam Nguyễn

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời nâng cao năng lực triển khai và tính hiệu quả của các chỉ tiêu thống kê du lịch, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương phổ biến và triển khai nền tảng số về "Quản trị và kinh doanh du lịch" theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ, hoàn thành trong Quý II năm 2024. Trên cơ sở nền tảng này, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thống kê du lịch; tổ chức kết nối, cập nhật đầy đủ, kịp thời, thông suốt dữ liệu từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tới cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an đẩy mạnh việc triển khai kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu về du lịch với dữ liệu quốc gia về dân cư, nhất là việc triển khai ứng dụng trên VNeID để việc thống kê và quản lý khách du lịch thuận lợi, đồng bộ, chính xác.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai điều tra thông tin khách du lịch theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia; xây dựng và triển khai Kế hoạch áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch theo khuyến nghị của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), hoàn thành trong tháng 9/2024.

Bộ VHTTDL định kỳ triển khai các cuộc điều tra thống kê du lịch để có cơ sở biên soạn hệ thống dữ liệu, bảng biểu thống kê, bảo đảm phù hợp với Chương trình điều tra thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15/2/2023 và chuẩn thống kê quốc tế.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kinh nghiệm triển khai thống kê du lịch trên thế giới; nghiên cứu ứng dụng các phương thức kết nối, thu thập thông tin và cập nhật cơ sở dữ liệu nhằm hoàn thiện hệ thống các bảng biểu về Tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp thống kê du lịch để thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là với Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và cơ quan thống kê của Liên hợp quốc (UNSD) để nâng cao nhận thức, kỹ năng và phương pháp thống kê du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý và người thực hiện nhiệm vụ thống kê du lịch ở trung ương và địa phương.

Bố trí kinh phí hằng năm cho công tác thống kê du lịch, triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam cho giai đoạn mới. Biên soạn tài liệu và kịp thời hướng dẫn các địa phương triển khai công tác điều tra, thống kê du lịch phù hợp với Khuyến nghị về khung phương pháp thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống..., bảo đảm thống kê, tính toán chính xác thu nhập từ hoạt động du lịch; chia sẻ dữ liệu chuyên ngành để triển khai hiệu quả và toàn diện phương pháp thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam.

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, bố trí kinh phí để triển khai các cuộc điều tra thống kê du lịch, các kế hoạch, nhiệm vụ về áp dụng phương pháp thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan rà soát, thống nhất hoàn thiện ngay các chỉ tiêu, phương pháp thống kê du lịch bảo đảm đầy đủ, khoa học, kịp thời, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế, hoàn thành trong tháng 6 năm 2024; đẩy nhanh việc áp dụng phương pháp thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch trong năm 2024.

Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ dữ liệu chuyên ngành để triển khai hiệu quả và toàn diện phương pháp thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch và các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về chế độ báo cáo thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; phối hợp triển khai có hiệu quả việc áp dụng phương pháp thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch trên địa bàn, kịp thời báo cáo những vướng mắc, khó khăn khi triển khai áp dụng.

Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nền tảng số về "Quản trị và kinh doanh du lịch" trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện công tác báo cáo thống kê trực tuyến định kỳ và đột xuất trên phần mềm báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tại địa chỉ http://thongke.tourism.vn).

Tăng cường công tác quản lý nhà nước toàn diện về du lịch trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng xử văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch; kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch và báo cáo thống kê du lịch.

Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả việc thu hóa đơn điện tử các hoạt động kinh tế trong đó có du lịch, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, xăng dầu...; sử dụng các biện pháp hành chính theo quy định, nhất là thu hồi giấy phép nếu không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Bắt tay” đưa du lịch đi xa

“Bắt tay” đưa du lịch đi xa

Nhằm nỗ lực đưa du lịch tiếp tục phát triển giữa bối cảnh kinh tế còn khó khăn, thị xã Sa Pa đã tăng cường mở rộng hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Nhờ vậy, du lịch của Sa Pa đạt được nhiều kết quả tích cực.

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

Hiện đang là đầu mùa mây Sa Pa. Đến với Sa Pa dịp này, ngoài việc khám phá các bản làng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hưởng tiết trời thu trong lành, mát dịu xen cả chút rét ngọt đầu đông, du khách còn được mãn nhãn với cảnh sắc mây trời huyền ảo như chốn bồng lai.

Cùng ngắm trung tâm thị xã Sa Pa từ trên cao giữa bồng bềnh sương mây.

Khám phá Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Khám phá Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đến Vân Nam (Trung Quốc) có nhiều điểm đến hấp dẫn như Hà Khẩu, Di Lặc, Kiến Thủy, Mông Tự. Hiện có nhiều tour 1 ngày, 3 ngày 2 đêm, 4 ngày 3 đêm,… du khách tha hồ lựa chọn để có những trải nghiệm thú vị nhất. Du lịch Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai góp phần thúc đẩy du lịch Lào Cai và thắt chặt tình hữu nghị 2 nước. Dưới đây là một số điểm đến hấp dẫn gợi ý cho du khách trong hành trình khám phá Vân Nam.

Du lịch Quảng Ninh tăng tốc sau bão

Du lịch Quảng Ninh tăng tốc sau bão

Ngay sau bão số 3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn, kịp thời nắm bắt khó khăn để chỉ đạo tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhanh chóng phục hồi. Các địa phương và doanh nghiệp đã khẩn trương bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả thiên tai, “chạy đua” với thời gian để sớm hoạt động trở lại phục vụ mùa khách du lịch tàu biển.

Du lịch Lào Cai linh hoạt các giải pháp phục hồi du lịch sau mưa lũ

Du lịch Lào Cai linh hoạt các giải pháp phục hồi du lịch sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu phấn đấu của ngành du lịch Lào Cai. Năm 2024, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách, tuy nhiên ước tính từ nay đến hết năm chỉ đạt 7,5 triệu lượt du khách. Để khôi phục và thúc đẩy du lịch phát triển, ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp thu hút du khách, nhất là từ nay đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025.

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

fbytzltw