Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra công bố các chính sách lớn

Chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách lớn của Chính phủ dưới thời cựu Thủ tướng Srettha Thavisin.

5.jpg
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra tuyên bố các chính sách lớn.

Ngày 7/9, sau phiên họp Nội các đặc biệt, nhằm phối hợp, bổ sung các chính sách của các thành viên Nội các thuộc các đảng phái đưa ra, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố những chính sách lớn của Chính phủ Thái Lan trong giai đoạn 3 năm tiếp theo.

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra khẳng định, về cơ bản, những chính sách chủ đạo sẽ gần giống các chính sách dưới thời Thủ tướng Srettha Thavisin, tuy nhiên có một số chỉnh sửa nhỏ cho phù hợp tình hình thực tế sau khi bàn bạc với các đảng trong liên minh cầm quyền.

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết, Chính phủ sẽ nỗ lực cố gắng không để lãng phí các cơ hội, chạy đua từng giây, từng phút với thời gian một cách không ngừng nghỉ, bởi các thành viên Chính phủ cũng chính là những đại diện của người dân, được chọn ra qua cuộc bầu cử từ các vùng miền cho dù có khác nhau về tuổi tác.

Thủ tướng Thái Lan kêu gọi người dân Thái Lan dành sự tin tưởng cho việc điều hành đất nước của Chính phủ và cho rằng, nhằm đạt hiệu quả trong công việc, cần lấy sự đa dạng để trở thành điểm mạnh trong việc giải quyết các vấn đề.

Hôm 14/8, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã phán quyết bãi nhiệm chức vụ Thủ tướng của ông Srettha Thavisin khi cho rằng, việc Thủ tướng Srettha Thavisin bổ nhiệm ông Pichit Chuenban, một người từng có tiền án 6 tháng tù, vào vị trí Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ là vi phạm luật “chuẩn mực đạo đức”.

Về việc giải quyết các vấn đề khó khăn vốn có từ lâu, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho rằng, đây là các vấn đề “mãn tính và thách thức”; khẳng định sẽ giải quyết khẩn cấp những chính sách ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Trong đó các chính sách khẩn cấp Chính phủ cần làm là việc điều chỉnh cơ cấu nợ, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), kích thích kinh tế và giúp đỡ các nhóm dễ bị tổn thương. Các chính sách trung và dài hạn sẽ là việc mở rộng ngành công nghiệp, tăng cường sự sáng tạo và tăng cường quyền lực mềm, các dự án hạ tầng giao thông, các hệ thống tiện ích và phát triển con người.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cũng nhấn mạnh, đến việc ưu tiên phát triển du lịch, kích thích hệ thống kinh tế; và dự án Ví điện tử 10.000 baht cần tiến hành ngay lập tức trong tháng này, bởi đây là lợi ích thiết thực của người dân. Các vấn đề khác như tập trung hỗ trợ các vấn đề liên quan nông nghiệp và giải quyết vấn đề lũ lụt sẽ được Chính phủ đặc biệt quan tâm, bởi đó là những vấn đề xảy ra hằng năm, gây thiệt hại rất lớn đến người dân.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw