Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần 42 tại Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 từ ngày 9 – 11/5 tại Labuan Bajo, Indonesia.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi sau đại dịch tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sản xuất, thương mại, đầu tư thấp; lĩnh vực tài chính, tiền tệ tiềm ẩn nhiều bất an; quá trình tái cơ cấu sản xuất, thương mại, đầu tư, tiêu dùng... tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được nhiều quốc gia đặt ở vị trí ưu tiên. Một số nền kinh tế lớn đã chứng tỏ khả năng thích ứng và chống chịu tốt trước các biến động. Đáng chú ý, kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở lại đóng vai trò động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần 42 tại Indonesia ảnh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia (11/11/2022)

ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch Tổng thể 2025 trên cả ba trụ cột và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, trong đó chú trọng nâng cao năng lực thể chế, thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay như phục hồi bao trùm, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững... Quan hệ giữa ASEAN với các đối tác được tăng cường trong thời gian qua. Một số đối tác đưa ra các sáng kiến, đề xuất cụ thể như nâng cấp quan hệ đối tác, triển khai những nội dung ưu tiên trong quan hệ, tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm hoặc Hội nghị cấp cao đầu tiên với ASEAN.

Với chủ đề của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 là “Một ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của Tăng trưởng”, Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN 2023 sẽ đưa ra nhiều ưu tiên, sáng kiến cụ thể nhằm nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN và đưa ASEAN trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế và ổn định tài chính kinh tế... với nhiều đề xuất trên cả ba trụ cột Cộng đồng.

Các phiên họp của Hội nghị cấp cao ASEAN 42 sẽ tập trung thảo luận về tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, phiên họp hẹp sẽ trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Dự kiến Hội nghị ASEAN lần thứ 42 sẽ thông qua nhiều văn kiện quan trọng về các lĩnh vực hợp tác trên cả 3 trụ cột cộng đồng chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, trong đó đáng chú ý có các Tuyên bố về hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN, ứng phó nạn mua bán người do sử dụng công nghệ trái mục đích, thiết lập hệ sinh thái xe điện ở khu vực, Sáng kiến Một Sức khỏe ASEAN, thành lập Mạng lưới làng xã ASEAN và thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực và tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ.

Để triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về “tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế” và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”.

Chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cùng các nước thành viên duy trì và củng cố vai trò trung tâm và phát huy trách nhiệm tiếng nói của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới; góp phần củng cố đoàn kết ASEAN, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Cùng với đó giữ vững lập trường nguyên tắc của ASEAN về các vấn đề quốc tế, khu vực và Biển Đông. Đồng thời khẳng định lĩnh vực hợp tác ưu tiên của Việt Nam là kết nối hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, an ninh lương thực, năng lượng, phát triển tiểu vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị OECD tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tư vấn chính sách giúp Việt Nam

Đề nghị OECD tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tư vấn chính sách giúp Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tư vấn chính sách giúp Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kinh tế số; phối hợp, hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam về các vấn đề mới như thuế tối thiểu toàn cầu, giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường…

Xây dựng các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có trọng tâm, trọng điểm

Xây dựng các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có trọng tâm, trọng điểm

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Hiệu quả từ “tự soi, tự sửa” ở Đảng bộ Quân sự tỉnh

Hiệu quả từ “tự soi, tự sửa” ở Đảng bộ Quân sự tỉnh

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng, là quy luật phát triển Đảng.  Nhận thức sâu sắc điều đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân sự tỉnh Lào Cai đặc biệt coi trọng thực hiện công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình “tự soi, tự sửa”.

Triển lãm "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" tại Quảng Nam

Triển lãm "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" tại Quảng Nam

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ ngày 1 - 8/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), ngày 5/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương”, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ.

Bổ sung quy định Ngân hàng Chính sách xã hội vào Luật các tổ chức tín dụng là cần thiết

Bổ sung quy định Ngân hàng Chính sách xã hội vào Luật các tổ chức tín dụng là cần thiết

Chiều 5/6, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thảo luận ở tổ về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng đoàn đã có bài phát biểu góp ý kiến đối với Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Nhớ về 112 năm hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Nhớ về 112 năm hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Ngày 5/6/1911, sự kiện Hồ Chí Minh, với tên gọi Văn Ba, rời bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước, đã trở thành một dấu mốc và bước ngoặt quan trọng đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam. 112 năm đã trôi qua, nhưng hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa lịch sử và giá trị giáo dục to lớn đối với thế hệ...

Những " đại sứ" của lòng dân

Những " đại sứ" của lòng dân

Khi thực hiện loạt bài này, chúng tôi được gặp gỡ và nghe nhiều câu chuyện về sự nhiệt tình, tâm huyết của nhiều đại biểu người dân tộc thiểu số nơi vùng cao, biên giới.

fb yt zl tw