Thủ tướng Đức thăm chính thức Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ song phương

Ngày 14/4, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thành phố Trùng Khánh - phía Tây Nam Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày.

Theo Tân Hoa xã, nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 14/4 đến ngày 16/4. Trong đó, Thủ tướng Scholz sẽ hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hội đàm với Thủ tướng Lý Cường tại Bắc Kinh, thăm các thành phố Thượng Hải và Trùng Khánh - nơi có nhiều doanh nghiệp Đức đang đầu tư kinh doanh.

Politico nhận định đây là dài nhất và quan trọng nhất của Thủ tướng Scholz kể từ khi nhậm chức vào cuối năm 2021. Đối với vị Thủ tướng đang bị bao vây bởi tỷ lệ ủng hộ thấp kỷ lục và một liên minh cầm quyền không mấy dễ chịu này, chuyến công du Trung Quốc không chỉ là cơ hội chứng minh nhà lãnh đạo Đức đã gây dựng được vị thế toàn cầu mà còn để cử tri Đức thấy rằng Thủ tướng Scholz "sẽ làm mọi điều cần thiết vì sự phát triển của nước Đức".

Tháp tùng Thủ tướng Scholz có lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, Mercedes-Benz, BMW, Merck KGaA...

tg1.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/11/2022. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Chuyến thăm này được kỳ vọng không chỉ củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác Đức - Trung Quốc - nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới - mà còn giúp đưa Liên minh châu Âu và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn.

Global Times dẫn lời nhà nghiên cứu Zhao Junjie ở Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc cho hay trong bối cảnh nước Đức đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ cả bên trong và bên ngoài, chuyến thăm của Thủ tướng Scholz tới Trung Quốc có ý nghĩa chính trị rất quan trọng.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, trong khi Đức là nhà đầu tư EU lớn nhất vào Trung Quốc với mức đầu tư kỷ lục 12 tỷ Euro vào năm 2023.

Trên báo China Daily, ông Ding Chun - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Âu của Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) - cho biết dù là xung đột địa chính trị toàn cầu, xung đột Nga - Ukraine, xung đột Israel - Hamas, biến đổi khí hậu hay mất an ninh lương thực, những vấn đề này "đều không thể giải quyết nếu không có sự tham gia của Trung Quốc. Với tư cách là một quốc gia chủ chốt ở châu Âu, Đức tin rằng việc liên lạc trực tiếp với Trung Quốc là vô cùng quan trọng".

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw