Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai

Ngày 28/8, tại Thủ đô Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai.

ea95339c8bee2cb075ff.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà tặng quà người có uy tín tiêu biểu tỉnh Lào Cai.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Trần Phùng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn và 17 người có uy tín tiêu biểu.

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh đã báo cáo với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có chế độ, chính sách cho đội ngũ người có uy tín của tỉnh Lào Cai.

7d043f254e44e91ab055.jpg
Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm thực hiện các chế độ, chính sách cho người có uy tín. Đội ngũ người có uy tín, nhất là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của Lào Cai đã phát huy tốt vai trò của mình, là những người tiêu biểu, gương mẫu trong các lĩnh vực, tích cực tuyên truyền, vận động để bà con chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục… Đồng thời, người có uy tín là những nhân tố tích cực, chủ động trong bảo vệ đường biên mốc giới; giúp đỡ cộng đồng xây dựng cuộc sống mới văn minh, no ấm.

Vui mừng với những thông tin được chia sẻ tại buổi gặp mặt, đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao và biểu dương những đóng góp của đội ngũ người có uy tín tỉnh Lào Cai trong thời gian qua. Điều đó đã góp phần vào sự phát triển của tỉnh vùng biên Lào Cai, đưa công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với đồng bào.

356f3d514c30eb6eb221.jpg
Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai chụp ảnh lưu niệm tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm mong muốn trong thời gian tới, đội ngũ người có uy tín của Lào Cai tiếp tục phát huy vai trò đầu tầu, gương mẫu, vận động bà con thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác dân tộc, chính sách dân tộc; thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn...

* Theo chương trình, từ ngày 26 - 29/8, Đoàn đại biểu người có uy tín của Lào Cai đã viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số địa phương như tỉnh Nghệ An, tỉnh Phú Thọ.

804428645905fe5ba714.jpg
Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai thăm làng Sen quê Bác.

Thông qua đó tạo điều kiện cho người có uy tín tiêu biểu được trao đổi, học tập kinh nghiệm, lựa chọn những cách làm hay, phù hợp để áp dụng vào thực tế địa phương, cộng đồng của mình, làm tốt hơn nữa vai trò của người có uy tín trong thời gian tới.

329a77083b7c9c22c56d.jpg
Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw