Thời điểm phù hợp với Việt Nam để phát triển dự án điện hạt nhân

Theo đánh giá của các chuyên gia, thời điểm này là phù hợp với Việt Nam để phát triển dự án điện hạt nhân bởi đó chính là xu hướng toàn cầu.

Ảnh minh họa: TTXVN

Ảnh minh họa: TTXVN

Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Hóa là chuyên gia áp dụng vật lý hạt nhân và không gian học trong điều trị ung thư. Ông là Giáo sư Khoa Y học bức xạ và Vật lý hạt nhân trường Đại học Y Chicago, bang Illinois. Còn Giáo sư - Tiến sĩ Lê Trọng Thụy đang là Chủ nhiệm khoa Kỹ sư điện, Đại học San Jose, bang California. Cả hai ông đã tham gia tư vấn cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Việt Nam từ năm 2011, 2012 và có nhiều hoạt động hỗ trợ, đóng góp xây dựng quê hương từ hàng chục năm nay. Hai giáo sư đã có buổi trao đổi với phóng viên thường trú TTXVN tại Mỹ về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước.

Theo hai giáo sư, sau gần 14 năm kể từ khi hai ông được mời tham gia các hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, thời điểm đó điện hạt nhân với Việt Nam mới chỉ là con số 0. Đến nay đã có rất nhiều thay đổi. Điện hạt nhân ngày càng được nhiều nước quan tâm và tiếp tục phát triển trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng. Hai giáo sư cho rằng Mỹ là quốc gia đề cao vấn đề an ninh năng lượng đối với việc phát triển các dự án điện hạt nhân từ rất sớm.

Giáo sư Lê Trọng Thụy đã trực tiếp tham gia thiết kế 5 lò phản ứng điện hạt nhân tại Mỹ từ những năm 1990. Ông cho rằng vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia không chỉ là vấn đề của điện hạt nhân mà cần tính đến tất cả các loại năng lượng bởi một quốc gia không thể chỉ cần một loại năng lượng. Tuy nhiên, điện hạt nhân có sự đảm bảo mạnh hơn các loại năng lượng khác vì công suất đạt tới 93 - 95%, nghĩa là một năm điện hạt nhân có thể phát được tới 350 ngày, trong khi các loại điện khí được khoảng 50%, điện gió, thủy điện tối đa 40% hay điện năng lượng Mặt Trời chỉ đạt tối đa 25% thời gian phát điện.

Mỹ có một ủy ban độc lập giám sát vấn đề sản xuất điện hạt nhân, bắt đầu từ khi thiết kế, vận hành cho đến khi đóng cửa những lò điện hạt nhân đó. Ủy ban này có gần 200 điều lệ áp dụng cho các công ty cũng như cá nhân những người làm việc cho những lò phản ứng hạt nhân. Họ quản lý cả trình độ cũng như đời sống cá nhân của những người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân. Nếu đời sống của những cá nhân này có những vấn đề bất thường thì họ ngay lập tức sẽ có những can thiệp, kể cả chấm dứt hợp đồng làm việc. Bản thân Giáo sư Thụy đã phải trải qua quá trình huấn luyện hơn 4 năm nghiêm ngặt mới lấy được giấy phép để có thể bước vào trong phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân ở Beckeley.

Giáo sư Lê Văn Hóa cho rằng việc chọn lựa vị trí, đầu tư ban đầu cho điện hạt nhân là khá tốn kém nhưng có thể duy trì hiệu quả về lâu dài. Việt Nam có thể nhìn từ kinh nghiệm của những nước khác để rút ra bài học. Theo Giáo sư Lê Văn Hóa, với điện hạt nhân, đầu tư xây dựng tốn kém nhưng lại rất rẻ khi vận hành. Năng lượng điện hạt nhân không chỉ để phát triển điện mà có thể áp dụng vào rất nhiều vấn đề như: nông nghiệp, y tế, cách lọc nước biển... Điện hạt nhân cũng sẽ tạo ra việc làm cho thị trường lao động, như Mỹ hiện nay mỗi nhà máy điện hạt nhân mang lại cho nền kinh tế 60 tỷ USD lợi nhuận trong cả vòng đời vận hành.

Giáo sư Lê Trọng Thụy cũng đề cập tới kinh nghiệm của Mỹ trong việc sử dụng tro của nhà máy điện than để lấy chất phóng xạ dùng cho nhà máy điện hạt nhân. Ngay cả Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã làm như vậy. Rất nhiều nước trên thế giới đã có các chương trình phát triển điện hạt nhân.

Hai giáo sư đánh giá điện hạt nhân sẽ là tương lai của ngành năng lượng sạch, giảm khí thải carbon. Vẫn còn rất nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc phát triển các nhà máy sản xuất điện hạt nhân. Hai giáo sư cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình xây những lò phản ứng hạt nhân công suất nhỏ. Chẳng hạn như Mỹ đang làm những lò phản ứng với công suất chỉ 5 megawatt (MWh) cung cấp điện cho khoảng 3.000 ngôi nhà. Những nhà máy theo mô hình nhỏ này nếu đưa về Việt Nam sẽ có thể cung cấp được cho khoảng 5.000 ngôi nhà vì diện tích nhỏ hơn. Quan trọng là chọn đường hướng nào cho đường tải điện, chọn công suất nhỏ để tiết kiệm chi phí đầu tư, có ý tưởng và mục đích rõ ràng, phát triển điện hạt nhân đi đâu và cho ai... Với vị trí địa lý hẹp và có đường biển dài, Việt Nam không nên phát triển dự án quy mô lớn và đường đi xa, nên phát triển đi dọc theo đường bờ biển với những nhà máy nhỏ.

Theo hai giáo sư, không nên xây dựng những nhà máy điện hạt nhân quá lớn với công suất hàng nghìn MWh và thời gian xây dựng mất nhiều năm rất tốn kém. Ngoài ra, hai giáo sư cũng lưu ý cần có phương án đề phòng sóng thần khi phát triển Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cuối cùng, cả hai giáo sư đánh giá việc phát triển điện hạt nhân thời gian này là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, trung hòa carbon. Thời điểm này là phù hợp với Việt Nam để phát triển dự án điện hạt nhân bởi đó chính là xu hướng toàn cầu. Năng lượng điện hạt nhân sạch sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép, vừa tăng trưởng kinh tế vừa đáp ứng mục tiêu Net Zero.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%

Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ khép lại năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định: Với sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành và cường độ thực hiện vào tháng cuối cùng, tăng trưởng GDP năm 2024 không những có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7% mà có thể đạt mức cao hơn mục tiêu Quốc hội giao.

Hàng nghìn khóm hoa khoe sắc được trồng tại khu tái định cư Kho Vàng và Nậm Tông

Hàng nghìn khóm hoa khoe sắc được trồng tại khu tái định cư Kho Vàng và Nậm Tông

Sau hơn 2 tháng thi công nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, đến nay, khu tái định cư thuộc thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà) đã bước vào những công đoạn hoàn thiện cuối cùng để bàn giao nhà cho bà con ổn định cuộc sống, chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Sôi động những ngày "nước rút"

Xây dựng nhà mới cho hộ bị thiên tai tại Bát Xát: Sôi động những ngày "nước rút"

Huyện Bát Xát có 1.291 hộ dân có nhà ở bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 (Yagi), trong đó có 125 nhà bị cuốn trôi, đổ sập hoặc hư hỏng trên 70%. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Bát Xát ưu tiên đặc biệt cho việc hỗ trợ các hộ dân bị mất nhà với phương châm xây nhà mới kịp thời, đảm bảo chất lượng, đúng mong muốn của người dân.

Tạo dấu ấn xuất khẩu cho chè Việt Nam

Tạo dấu ấn xuất khẩu cho chè Việt Nam

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Vì thế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra dấu ấn mới trong xuất khẩu đang là thách thức đối với ngành chè Việt Nam.

Chung tay hành động đưa hàng Việt trở thành lựa chọn số một của người Việt

Chung tay hành động đưa hàng Việt trở thành lựa chọn số một của người Việt

Để tiếp sức đưa hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, mỗi người Việt Nam hãy trở thành những "đại sứ hàng Việt", ưu tiên sử dụng và quảng bá sản phẩm Việt Nam, cùng chung tay hành động đưa hàng Việt Nam trở thành lựa chọn số một của người Việt Nam.

Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Người dân vùng lũ sẵn sàng về nơi ở mới: Tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn

Chỉ còn ít ngày nữa, những người dân đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát trong trận lũ quét và sạt lở đất ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng và các địa phương trong tỉnh sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư. Nhiều người bày tỏ cảm xúc của mình, nói rằng cảm giác này như một giấc mơ.

fb yt zl tw