Từ khóa: "Thổ cẩm"

23 kết quả

Làng thổ cẩm bên suối Mường Hoa

Làng thổ cẩm bên suối Mường Hoa

Thung lũng Mường Hoa dưới cái nắng đầu đông đẹp như bức tranh thủy mặc. Dòng suối nước chảy hiền hòa, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn theo các sườn đồi, tạo thành hình chảo nghiêng nghiêng. Những chiếc váy hoa, mấy món đồ thổ cẩm rực rỡ được treo lên. Từng đoàn khách nước ngoài trekking nói cười rôm rả, lẫn trong đó giọng người dân bản địa mời khách xem đồ.

Khói xanh là thiếu nữ Mông mang sắc chàm xuống phố

Khói xanh là thiếu nữ Mông mang sắc chàm xuống phố

‘Ở trên đấy, mình chỉ học đến cấp 2, đi lấy chồng thì cũng làm việc ở nhà chồng, bọn em sẽ không được đi học nữa. Em nghĩ đây là cơ hội để em biết được nhiều thứ để có thể áp dụng vào loại vải của bọn em’, Sùng Thị Lan chia sẻ tại triển lãm Khói xanh.

Cây lanh giúp phụ nữ Mông xóa đói giảm nghèo

Cây lanh giúp phụ nữ Mông xóa đói giảm nghèo

Trong cuộc đời người phụ nữ Mông, cây lanh luôn gắn bó với họ mật thiết từ khi sinh ra cho đến khi về bên kia thế giới. Vì vậy, cây lanh luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và cả lao động sản xuất, thương mại của người phụ nữ.

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) được thành lập từ hàng chục năm về trước, cho đến nay vẫn duy trì phát triển bền vững. Nhờ đó, đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trăm chị em phụ nữ ở địa phương. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi với bà Lý Mẩy Pham xoay quanh vấn đề này.

Phát triển du lịch gắn với nghề truyền thống tại Tả Phìn

Phát triển du lịch gắn với nghề truyền thống tại Tả Phìn

Xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đang thực hiện mô hình phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các làng nghề văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị. Đây là mô hình điểm của thị xã Sa Pa trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn.

Nơi lưu giữ hồn văn hóa Cơ Tu

Nơi lưu giữ hồn văn hóa Cơ Tu

Là vùng đất biên viễn của tỉnh Quảng Nam, nằm ở phía Nam dãy Trường Sơn, huyện Tây Giang có núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Vì sống phụ thuộc vào tự nhiên nên tính đoàn kết cộng đồng của người Cơ Tu ở đây được thể hiện rất rõ, đặc biệt là những nét đặc sắc trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, biên chép về phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, dân ca, dân vũ...

Liên kết bảo tồn nét đẹp văn hóa bản địa

Liên kết bảo tồn nét đẹp văn hóa bản địa

Phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương đang được nhiều HTX ở vùng dân tộc thiểu số chú trọng. Điều này không chỉ giúp các HTX khẳng định được giá trị trên thị trường mà còn giữ gìn và thúc đẩy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nườm nượp du khách trải nghiệm chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn đang diễn ra tại Sa Pa

Nườm nượp du khách trải nghiệm chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn đang diễn ra tại Sa Pa

Hướng tới kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, từ 21 - 23/7, tại khuôn viên Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai, số 02 đường Fansipan, thị xã Sa Pa diễn ra chuỗi sản phẩm du lịch “Sa Pa - Thổ cẩm và hoa” và tái hiện “Chợ tình Sa Pa”. Các hoạt động đang thu hút đông du khách khám phá, trải nghiệm.

Người ''vẽ'' lối đi riêng trên nền thổ cẩm

Người ''vẽ'' lối đi riêng trên nền thổ cẩm

Với niềm đam mê thổ cẩm truyền thống, Giàng Thị Chá đã chọn cho mình con đường riêng để khởi nghiệp, đó là phát triển mẫu hoa văn trên nền thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, để đến được thành công hôm nay, cô gái này cũng trải qua không ít chông gai.

Phụ nữ người La Chí nhọc nhằn giữ nghề dệt

Phụ nữ người La Chí nhọc nhằn giữ nghề dệt

Trồng bông, xe sợi và dệt vải vốn là nghề gắn bó mật thiết trong đời sống của người La Chí ở Nậm Khánh, Bắc Hà, Lào Cai từ xa xưa. Thế nhưng hiện nay, nghề này đang đứng trước nguy cơ mai một khiến nhiều phụ nữ người La Chí phải gồng mình níu kéo để giữ nét đặc trưng văn hóa của dân tộc họ.

Mang văn hóa truyền thống vào sản phẩm đương đại

Mang văn hóa truyền thống vào sản phẩm đương đại

Viết tiếp câu chuyện truyền thống đang là hướng đi với nhiều cách làm mới, chứa đựng trăn trở của người hiểu về giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức đã có nhiều sáng tạo dựa trên chất liệu dân gian, từng bước hồi sinh giá trị truyền thống trong diện mạo mới, mang hơi thở đương đại…

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa như Mông, Dao, Xá Phó… thường giữ nghề may thêu truyền thống với đặc trưng của từng dân tộc. Không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, các sản phẩm thổ cẩm còn trở thành hàng hóa, được nhiều du khách chọn mua.

fb yt zl tw