Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.

Để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của người Dao Tiền thường khá công phu, với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ.
Để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của người Dao Tiền thường khá công phu, với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ.

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao Tiền… ở Hòa Bình. Tấm vải thổ cẩm được tạo ra bởi sự khéo léo, sáng tạo và trí tuệ của người dân, là biểu tượng của bản sắc văn hóa, niềm tự hào của đồng bào nơi đây.

Thổ cẩm của đồng bào Mường có hoa văn đơn giản nhưng tinh tế với hình răng cưa, sóng nước tượng trưng cho sông suối, núi đồi của quê hương; hoa lá, cây cỏ thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên hay hình quả trám, hình thoi biểu trưng cho sự sung túc, no đủ…

Thổ cẩm của người Thái (huyện Mai Châu) lại rực rỡ với màu đỏ, đen, xanh, vàng, trắng kết hợp hài hòa các họa tiết phổ biến như hình chữ S, quả trám, hình răng cưa, hình thoi, các đường kẻ song song, tạo nên những bộ trang phục nhiều màu sắc và đẹp mắt. Ngày nay, nhiều phụ nữ dân tộc Thái vẫn còn thói quen sử dụng màu nhuộm từ cây cỏ tự nhiên như lá chàm, củ quả dành dành…

Đối với đồng bào Mông (huyện Mai Châu), chiếc váy thổ cẩm truyền thống của phụ nữ mang màu sắc rực rỡ, cùng với họa tiết tinh xảo và công phu chứa đựng ý nghĩa tâm linh và phản ánh cuộc sống. Thổ cẩm của người Mông được dệt chủ yếu từ sợi lanh. Vải lanh sau khi dệt xong sẽ được chị em mang đi nhuộm qua chàm nhiều lần để tạo ra màu xanh đậm đặc trưng. Màu sắc chủ đạo của thổ cẩm dân tộc Mông là xanh chàm kết hợp với các gam màu rực rỡ như đỏ, hồng, cam, trắng… Họa tiết cũng rất đa dạng như xoắn ốc tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển; hình chữ thập là biểu trưng của sự giao hòa giữa trời và đất hay hình quả trám, hình thoi là ước muốn về cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Để tạo ra những bộ trang phục truyền thống, người Dao Tiền phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu.
Để tạo ra những bộ trang phục truyền thống, người Dao Tiền phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu.

Đồng bào dân tộc Dao Tiền (Đà Bắc), sau khi dệt xong một tấm vải thổ cẩm, các họa tiết trang trí sẽ được vẽ trên vải bằng sáp ong. Sau đó, vải sẽ được nhuộm chàm để tạo màu xanh đậm hoặc đen - đặc trưng của trang phục Dao Tiền. Các hoa văn trên thổ cẩm thường mang ý nghĩa tâm linh và thế giới thiên nhiên phong phú với các họa tiết phổ biến như mặt trời, trăng sao, cây cối, con vật, hình xoắn ốc, đường viền sóng nước… Trang phục của phụ nữ Dao Tiền thường được trang trí bằng những đồng tiền bạc nhỏ vừa mang yếu tố thẩm mỹ, vừa thể hiện sự sung túc. Đặc biệt, người Dao Tiền và người Mông ở Hòa Bình sử dụng sáp ong để vẽ hoa văn lên vải thổ cẩm trước khi nhuộm chàm, giúp các họa tiết có độ bền và sắc nét cao...

Ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, nghề thổ cẩm truyền thống là văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc tại địa phương. Những năm qua, nghề làm thổ cẩm được khôi phục và phát triển. Các hợp tác xã, các tổ hợp tác thổ cẩm tại các địa danh như Chiềng Châu (Mai Châu), Bản Sưng (Cao Sơn, Đà Bắc), Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu)… được hình thành. Những nơi này đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế, tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, tiềm năng du lịch của tỉnh đến du khách trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế gắn với du lịch từ các mô hình thổ cẩm

Các hội viên Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (tỉnh Hòa Bình) sản xuất các sản phẩm từ vải thổ cẩm.
Các hội viên Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (tỉnh Hòa Bình) sản xuất các sản phẩm từ vải thổ cẩm.

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống trở thành mũi nhọn, nâng cao thu nhập cho người dân, quảng bá văn hóa của đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông… tới du khách trong nước và quốc tế. Tiềm năng du lịch làng nghề đối với địa phương được mở rộng, sản phẩm truyền thống được tiêu thụ tốt hơn.

Năm 2017, Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu) được thành lập. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ ở Bản Lác đã làm nhiều đồ lưu niệm như khăn quàng, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, ví thổ cẩm… để bán cho du khách. Năm 2020, các sản phẩm thổ cẩm dệt tay của Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hòa Bình, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng được du khách ưa chuộng.

Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ xã Chiềng Châu chia sẻ, Hợp tác xã và các thành viên luôn nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại, giá thành và nhận được nhiều đơn đặt hàng từ trong nước đến thị trường quốc tế với số lượng ngày càng tăng. Những năm gần đây, doanh thu của Hợp tác xã không ngừng tăng, từ 500 triệu đồng lên 2 tỷ đồng và hiện nay là 3 tỷ đồng. Hằng năm, Hợp tác xã cũng đón nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm và mua sắm tại cơ sở sản xuất. Nhờ đó, thu nhập của các thành viên ổn định, đời sống được nâng lên.

Du khách quốc tế trải nghiệm công đoạn vẽ họa tiết lên vải thổ cẩm bằng sáp ong.
Du khách quốc tế trải nghiệm công đoạn vẽ họa tiết lên vải thổ cẩm bằng sáp ong.

Trước đây, phụ nữ ở Bản Sưng (Cao Sơn, Đà Bắc) dệt thổ cẩm chủ yếu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Khi các mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Sưng phát triển thu hút nhiều du khách đến tham quan, tháng 1/2023, Tổ hợp tác thổ cẩm Dao Tiền bản Sưng được thành lập với 12 thành viên nhằm khôi phục, gìn giữ và phát huy các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Dao Tiền gắn với du lịch phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chị Lý Thị Hằng, tổ trưởng Tổ hợp tác thổ cẩm Dao Tiền Bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc cho biết, tổ có 12 thành viên tham gia làm sản phẩm thổ cẩm thêu tay thủ công; đồng thời phục vụ du khách trải nghiệm in hoa văn bằng sáp ong lên các sản phẩm như: Túi xách, khăn đội đầu, bộ quần áo truyền thống, váy, ví… Các sản phẩm thổ cẩm được bán từ 200 - 500 nghìn đồng/sản phẩm, tạo việc làm ổn định và thu nhập kinh tế cho nhiều lao động địa phương.

Du khách quốc tế thích thú khi được trải nghiệm công đoạn vẽ họa tiết lên vải thổ cẩm bằng sáp ong.
Du khách quốc tế thích thú khi được trải nghiệm công đoạn vẽ họa tiết lên vải thổ cẩm bằng sáp ong.

Tại xã Yên Nghiệp (huyện Lạc Sơn) - vùng đất Mường Bi mang đậm văn hóa dân tộc Mường, Hợp tác xã nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành được thành lập chuyên sản xuất các sản phẩm thổ cẩm mang lại nhiều giá trị văn hóa và lợi ích kinh tế cho địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết, để phát huy lợi thế về du lịch gắn với quảng bá, phát triển kinh tế từ các sản phẩm truyền thống của địa phương, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện để làng nghề truyền thống tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm và sự kiện lớn trên địa bàn các huyện, tỉnh. Địa phương tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm thông qua việc nâng cao tay nghề, hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng mẫu mã, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hướng đến thị trường lớn, ổn định cho sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Văn học quảng bá du lịch

Văn học quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch thông qua văn học tuy không phải là hình thức mới, nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, đặc biệt là trong thời đại số. Một tour du lịch theo hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết hoặc thơ ca nổi tiếng, từ đó, du khách không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm văn hóa và lịch sử sâu sắc hơn... là điều hoàn toàn có thể.

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

fb yt zl tw