Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phụ nữ giúp phụ nữ

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Trên con đường vào thôn Hô Sáo Chải, xã Thào Chư Phìn, chúng tôi không khó bắt gặp một tiệm may nhỏ, không cần biển hiệu hào nhoáng nhưng rất thu hút khách. Không gian nhỏ nhưng luôn ngập tràn tiếng cười của các chị em, đó là tiệm may của chị Giàng Thị Dở.

1-7008.jpg

Dưới hiên nhà đơn sơ, 5-6 chị em cùng nhau thêu những tấm thổ cẩm đầy sắc màu văn hóa dân tộc. Từng đường kim mũi chỉ được những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ tạo hình trên tấm vải. Công việc may thêu này giúp chị Vàng Thị Hoa kiếm được 200 nghìn đồng mỗi ngày: “Dù có chút vất vả nhưng làm cùng chị em trong thôn thì mọi việc trở nên nhẹ nhàng, thân tình hơn”, chị Hoa tâm sự.

Những năm gần đây, sản phẩm thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thào Chư Phìn dần được nhiều nơi biết đến, từ các khu du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, đến những khu chợ truyền thống ở Si Ma Cai, nhiều chủ hàng tìm đến đặt mua. Đặc biệt vào dịp du lịch mùa hè, đơn đặt hàng liên tục khiến chị Dở phải làm từ sáng sớm tới tối mịt. Những sản phẩm may thêu truyền thống trước kia chỉ phục vụ cho bản thân nay đã gia đình chị Dở đã vươn lên thoát nghèo, với thu nhập bình quân từ 100 đến 120 triệu đồng mỗi năm.

2-5469.jpg

Đối với chị Dở, niềm hạnh phúc không chỉ dừng lại ở con số: “Tôi vui không chỉ vì có thu nhập ổn định, mà còn vì thổ cẩm truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông được biết đến nhiều hơn. Nhiều nhà hàng, khách sạn cũng liên hệ đặt hàng để làm sản phẩm trang trí, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Điều này khiến tôi có thêm động lực để cố gắng mỗi ngày tạo ra sản phẩm đa dạng hơn”.

Hiện, trên địa bàn xã Thào Chư Phìn có 10 hội viên phụ nữ làm chủ mô hình may, thêu trang phục truyền thống, hơn 70 chị em khác tham gia các công đoạn như may mũ, khăn quấn, dây đeo... Chị Dở và các chủ tiệm may khác cũng liên kết với nhau để chia sẻ khách hàng, giúp cho sản phẩm may thêu truyền thống không chỉ vươn xa trong nước mà còn đến với cộng đồng người Mông ở nhiều nước trên thế giới.

3-5135.jpg

Sợi dây đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của hội viên phụ nữ xã Thào Chư Phìn tiếp tục được thắt chặt khi tháng 8 vừa qua, Hội Phụ nữ xã đã triển khai mô hình “1+1 - Duy trì nghề thủ công, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, với cách làm một hội viên giúp đỡ một hội viên duy trì nghề may thêu thủ công. Những người phụ nữ không chỉ giúp nhau ở công đoạn cuối cùng là thêu hoa văn, mà còn đồng hành ngay từ lúc trồng cây bông, dệt vải, cho đến khi sản phẩm hoàn thiện và được bán ra thị trường.

Chị Thào Thị Sáo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn chia sẻ: Cùng giúp nhau trong phát triển kinh tế sẽ giúp chị em trở nên thân thiết, ngày càng tích cực tham gia công tác hội và xây dựng tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt. Thông qua đó, trang phục truyền thống dân tộc Mông và đồng bào Thu Lao trên địa bàn xã tiếp tục được giữ gìn và phát huy hơn nữa.

Không chỉ tại Thào Chư Phìn, từ tháng 6/2024 đến nay, mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện Si Ma Cai hiện nay đều thành lập một mô hình “1+1”, với 3 phương thức: một cơ sở hội giúp đỡ một chi hội; một chi hội giúp đỡ một phụ nữ yếu thế và phụ nữ giúp phụ nữ.

Dù mới đi vào hoạt động không lâu, nhưng kể từ khi các mô hình được ra mắt đã nhận được sự quan tâm, đồng thuận rất cao từ các hội viên trên toàn huyện.

4.jpg

Chị Dương Thị Hoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện cho biết: “Mỗi nơi tuy có cách thức triển khai, xây dựng mô hình khác nhau nhưng đã xuất hiện những câu chuyện cảm động về tình chị em, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau chân tình”.

Giá trị của mô hình này không chỉ nằm ở việc hỗ trợ về vật chất hay kỹ năng, mà còn là điểm tựa về tinh thần. Mỗi lần giúp đỡ nhau là một lần các chị em vun đắp thêm tình yêu thương, cùng nhau san sẻ, thắp lên sự tự tin và mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

Chị Dương Thị Hoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai

Thời gian tới, Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển mô hình “1+1” phù hợp với thực tiễn, góp phần nhân lên những điển hình tiên tiến và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái của chị em, giúp đỡ nhau cùng vươn lên thoát nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Mô hình "Địa chỉ tin cậy" được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Dự án 8 trong cộng đồng.

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 11/2022), Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường THCS và THPT Bắc Hà (tiền thân là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lùng Phình) đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhiều học sinh về những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Đây cũng là 1 trong 2 mô hình điểm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thành lập và hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi trên toàn quốc.

Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Dự án 8 tại thị trấn Nông trường Phong Hải: Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Là địa phương đứng đầu huyện Bảo Thắng về số thôn, tổ dân phố triển khai Dự án 8  (5 thôn: Vi Mã, Ải Nam, Ải Dõng, Tòng Già, Quy Ke), thời gian qua, Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và đạt hiệu quả bước đầu, qua đó tác động tích cực đến các phong trào thi đua do hội phụ nữ các cấp phát động.

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Làng Chưng là thôn duy nhất trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Thôn có 52 hộ dân với trên 99% là đồng bào dân tộc Dao. Từng bước vượt qua định kiến về giới, phụ nữ thôn Làng Chưng đang nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

“Đề nghị bà con hãy quan tâm, chăm lo hơn nữa đến con cháu trong gia đình; luôn đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn của những kẻ buôn người. Nếu bà con muốn tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập tốt thì cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như từ chính quyền và các hội đoàn thể tại địa phương, tránh rơi vào bẫy "việc nhẹ lương cao".

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

Đó là lời khẳng định của chị Vùi Thị Xuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát khi được hỏi về hoạt động và hiệu quả của các tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) sau hơn 2 năm thành lập.

fbytzltw