Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc triển khai Dự án 8 tại địa bàn vùng cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Lào Cai đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, bảo vệ và giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Thôn Tả Tòng Sành, xã Tòng Sành (huyện Bát Xát) có 100% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Cũng như nhiều thôn, bản vùng cao khác, trước đây phụ nữ nơi này phải đối mặt với nhiều hủ tục. Nhiều người phụ nữ Dao thế hệ 8X trở về trước không được đi học. Nghèo đói, hủ tục đã khiến cuộc sống của biết bao thế hệ quẩn quanh, không ít phụ nữ làm vợ, làm mẹ ở tuổi 15, 16. Tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề khiến chị em gánh thêm nhiều áp lực.

baolaocai-br_2782e5a1494bf415ad5a.jpg
Phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số xã Tòng Sành tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ em.

Chị Triệu Thị Lưu ở thôn Tả Tòng Sành tâm sự: Do nhận thức còn hạn chế, việc chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng từng trở nên xa vời với chị em trong thôn. Hủ tục khiến nhiều phụ nữ e ngại khi đến các cơ sở y tế thăm khám, chữa bệnh. Vài năm trở lại đây, nhờ được tuyên truyền, vận động, đặc biệt là việc triển khai Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, bà con hiểu hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và dần bước qua hủ tục, vươn lên xây dựng cuộc sống tiến bộ, văn minh.

baolaocai-br_f2eb94983f72822cdb63.jpg
Hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thu hút đông người dân tham gia.

Chị Tẩn Tả Mẩy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tòng Sành cho hay: Xã có 3 thôn là Tả Tòng Sành, Láo Vàng Chải, Ky Công Hồ được thụ hưởng Dự án 8. Đây đều là địa bàn sinh sống của 100% đồng bào Dao. Kể từ năm 2022 đến nay, nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực thuộc Dự án 8 được triển khai đã mang lại đổi thay tích cực ở các bản, làng. Riêng năm 2024, 3 tổ truyền thông cộng đồng đã tổ chức gần 40 buổi sinh hoạt; Hội Phụ nữ tổ chức 1 hoạt động truyền thông và 1 hội nghị đối thoại với hội viên, phụ nữ. Việc đa dạng hóa hoạt động truyền thông đã gỡ nút thắt trong nhận thức và mở thêm nhiều cơ hội cho người dân. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra tình trạng tảo hôn. Chị em giờ tự tin, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế.

baolaocai-br_a5.jpg
Sôi nổi Hội thi các mô hình sáng tạo, hiệu quả thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong thực hiện bình đẳng giới.

Dự án 8 về "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là 1 trong 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025. Dự án được thiết kế với 8 chỉ tiêu cốt lõi và nhiều hoạt động can thiệp, tập trung vào tuyên truyền, vận động thay đổi suy nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

baolaocai-br_13b57e977727ca799336.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng duy trì sinh hoạt.

Kể từ năm 2022 khi bắt đầu triển khai Dự án 8 tới nay, các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực, phát huy vai trò cơ quan chủ trì tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện. Nổi bật trong số đó là việc thành lập 436/423 tổ truyền thông cộng đồng với hơn 4.000 thành viên tham gia. Riêng năm 2024, các tổ truyền thông cộng đồng tổ chức hơn 1.700 cuộc truyền thông cộng đồng về nội dung “xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” thu hút hơn 30.000 người tham gia.

Các thành viên của tổ truyền thông đã thực sự phát huy tốt vai trò của mình, là những người đi đầu và cũng là tuyên truyền viên tích cực để đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến gần với đồng bào.

Điểm nổi bật khác cho thấy sự đa dạng hóa trong hình thức truyền thông, nâng cao nhận thức người dân về bình đẳng giới là việc các cấp hội tổ chức 12 hội thi, liên hoan, giao lưu. Nội dung xoay quanh các chủ đề: Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em; các mô hình sáng tạo và hiệu quả thay đổi nếp nghĩ, cách làm... Các hội thi, liên hoan đã cho thấy sự tham gia tích cực của thành viên tổ truyền thông, người dân và phản ánh rõ nét những vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng, đề xuất cách tháo gỡ, giải quyết phù hợp với đặc thù của địa phương.

Trong triển khai xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình, hiện các cấp hội thành lập mới 45 địa chỉ tin cậy với hơn 1.000 thành viên tham gia; 88 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" thu hút hơn 2.300 thành viên tham gia. Những mô hình đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức - vốn được đánh giá là “nút thắt” trong xóa bỏ định kiến giới.

baolaocai-br_img-0220.jpg
Phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực tham gia các hoạt động.

Bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đánh giá: Đây là lần đầu tiên trong chương trình mục tiêu quốc gia có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới. Việc triển khai Dự án 8 tại địa bàn vùng cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Lào Cai đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, bảo vệ và giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Việc tạo dựng môi trường an toàn mở ra nhiều cơ hội để phụ nữ và trẻ em gái vượt qua định kiến, ngày càng tự tin, có kiến thức, kỹ năng, vươn lên khẳng định vai trò của bản thân.

baolaocai-br_img-9312.jpg
Dự án 8 đã góp phần thay đổi cuộc sống và nhận thức của bà con ở các bản làng vùng cao.

Những kết quả đạt được trong thực hiện Dự án 8 đã có những tác động không nhỏ đến đời sống xã hội ở các bản làng vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tháo gỡ những rào cản đối với phụ nữ và trẻ em đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng. Những chỉ tiêu đạt được cho thấy sự nỗ lực, trách nhiệm của các cấp hội phụ nữ, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để tạo dựng môi trường an toàn mang tính bền vững cho phụ nữ, trẻ em vẫn cần hơn nữa sự phối hợp của các cấp, ngành.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

Dự án 8 nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số ở Bảo Yên

Dự án 8 nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số ở Bảo Yên

Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em”, huyện Bảo Yên có 14 xã với 50 thôn được thụ hưởng Dự án 8. Kết quả bước đầu đã khẳng định Dự án 8 đang góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn.

fb yt zl tw