Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Vị thế của phụ nữ Lào Cai ngày càng được nâng cao

Vị thế của phụ nữ Lào Cai ngày càng được nâng cao

Là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong suốt những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn đặc biệt chú trọng đến công tác bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc phỏng vấn bà Giàng Thị Bằng, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh.

2.png

Phóng viên: Bà đánh giá như thế nào về vai trò của phụ nữ trong sự phát triển chung của tỉnh thời gian qua và vị thế của phụ nữ Lào Cai hiện nay?

Bà Giàng Thị Bằng: Theo thống kê, phụ nữ chiếm 49,07% dân số, 47,84% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong những năm qua, phụ nữ Lào Cai đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển mọi mặt của địa phương.

7.png

Từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp hội và đặc biệt là sự vươn lên của phụ nữ, hiện nay, vị thế của phụ nữ Lào Cai ngày càng được nâng cao, thể hiện qua sự tham gia tích cực và hiệu quả của họ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ thể hiện vai trò khi tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật pháp và chính sách. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trưởng thành, được giao nhiều trọng trách lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp.

8.png

Đặc biệt, cán bộ nữ là đại biểu HĐND các cấp ở Lào Cai ngày càng tăng: cấp tỉnh chiếm 39,62%, cấp huyện đạt 41,72% và cấp xã đạt 37,84%. Cùng với việc tăng về số lượng, trình độ học vấn, lý luận chính trị của nữ đại biểu HĐND các cấp ở nhiệm kỳ sau tăng cao hơn so với nhiệm kỳ trước đó.

Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ chủ động tham gia sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ đã cho thấy sự nhanh nhạy, vươn lên của chị em khi biết tích cực ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Phụ nữ cũng là nhân tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh và phát triển du lịch cộng đồng. Vai trò của nữ giới trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh được khẳng định thông qua việc tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.

5.png

Phóng viên: Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ đã có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế của phụ nữ, thưa bà?

Bà Giàng Thị Bằng: Với vai trò là tổ chức đại diện cho phụ nữ, các cấp hội trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ và nâng cao vị thế của phụ nữ, như: đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai hiệu quả các cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên phụ nữ, tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống của phụ nữ từ vùng thấp đến vùng cao.

3.png

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ. Đặc biệt, với việc triển khai Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em từ năm 2022 đã bước đầu đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, xã hội về xóa bỏ định kiến giới.

Ngoài ra, hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ gắn với thực hiện khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Lào Cai lần thứ XVIII về “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường” đã phát huy vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế gia đình; tạo môi trường cho hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn mạnh dạn tham gia khởi nghiệp, lao động sản xuất.

Bên cạnh các hoạt động trên, hội phụ nữ các cấp triển khai nhiều hoạt động đa dạng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên, phụ nữ; nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới... Qua đó góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ, giúp chị em tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội và phát triển bản thân.

Phóng viên: Tuy đã có những lợi thế, điều kiện phát triển, nhưng hiện nay, phụ nữ vẫn còn gặp không ít rào cản để khẳng định vai trò, vị thế của mình. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Bà Giàng Thị Bằng: Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, phụ nữ có nhiều cơ hội để khẳng định bản thân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Một trong những rào cản lớn nhất chính là định kiến giới và khuôn mẫu giới, khiến cơ hội tham gia của phụ nữ vào nhiều lĩnh vực bị hạn chế. Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng nhưng họ vẫn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ thường phải dành nhiều thời gian cho các công việc chăm sóc gia đình nên khó có điều kiện phát triển sự nghiệp một cách trọn vẹn.

Ngoài ra, phụ nữ còn chịu tác động từ nhiều vấn đề xã hội khác, như: đói nghèo, hủ tục, biến đổi khí hậu, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Những bất cập này không chỉ cản trở sự tiến bộ của phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

6.png

Phóng viên: Theo bà, để đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới, phụ nữ cần làm gì để phát huy khả năng của bản thân, khẳng định vai trò trên mọi lĩnh vực?

Bà Giàng Thị Bằng: Nhằm hướng tới xây dựng người phụ nữ thời đại mới, trong những năm qua, cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ tỉnh Lào Cai tích cực thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, với 4 tiêu chí then chốt: có tri thức; có đạo đức; có sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Để làm được điều này, phụ nữ cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội, đồng thời rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng.

4.png

Hòa nhịp cùng xu thế phát triển chung, phụ nữ hiện đại cần tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để bắt nhịp với chuyển đổi số. Và điều quan trọng nhất là mỗi chị em cần tự tin hơn, mạnh dạn hơn để vượt qua định kiến, hủ tục, phát huy hết khả năng của bản thân, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trên mọi lĩnh vực.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw