Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Phụ nữ Tung Chung Phố khẳng định quyền năng kinh tế

Phụ nữ Tung Chung Phố khẳng định quyền năng kinh tế

Nhiều hội viên phụ nữ xã Tung Chung Phố (huyện Mường Khương) đã thay đổi định kiến giới, mạnh dạn tìm hướng phát triển kinh tế, đưa gia đình thoát nghèo bền vững.

Trước kia, kinh tế gia đình chị Hà Thúy Nghiệm, dân tộc Pa Dí, thôn Lũng Pâu rất khó khăn do ít đất sản xuất nông nghiệp và thiếu vốn. Được Hội phụ nữ xã định hướng, với quyết tâm thoát nghèo, năm 2016, chị mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư nuôi trâu sinh sản. Với số vốn vay cùng tiền tích lũy, chị mua 1 cặp trâu về nuôi. Vừa chú trọng chăm sóc, chị vừa tự học hỏi, cập nhật kiến thức chăn nuôi để trâu sinh sản. Chỉ trong 3 năm đầu, trâu mẹ đã sinh được 2 nghé con, gia đình xuất bán và trả hết nợ ngân hàng, có nguồn vốn tái sản xuất.

Năm 2022, nhận thấy nhu cầu của thị trường đối với lợn đen bản địa ngày càng cao, chị Nghiệm tiếp tục đề nghị và được Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác vay 100 triệu đồng vốn chính sách để làm chuồng, mua 2 lợn nái, thức ăn để phát triển chăn nuôi theo quy mô hàng hóa. Nhờ chăm sóc tốt, đàn lợn sinh sản đều, mỗi năm xuất bán 3 lứa lợn thịt, sản lượng hơn 4,3 tấn, giá bán từ 60 - 65 nghìn đồng/kg, cho nguồn thu hơn 240 triệu đồng/năm. Có nguồn thu từ chăn nuôi lợn đen, gia đình chị có điều kiện nuôi con ăn học, cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển.

Chị Sùng Thị Trà, dân tộc Mông, cùng thôn Lũng Pâu cũng là điển hình về phát triển kinh tế ở địa phương. Chị Trà tâm sự: Trước kia, gia đình tôi chỉ sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cấp, tự túc. Từ khi được cán bộ phụ nữ thôn, xã tuyên truyền, vận động, tôi đã thay đổi tư duy sang sản xuất hàng hóa. Tôi được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền 100 triệu đồng để mua giống, phân bón trồng chè. Hiện, gia đình có hơn 1 ha chè đang trong giai đoạn thu hoạch, đàn lợn hơn 20 con, cuộc sống dần ổn định.

Hội Phụ nữ xã Tung Chung Phố có 8 chi hội cơ sở trực thuộc, với 515 hội viên, trong đó 98,6% hội viên nông thôn, chủ yếu là dân tộc Mông, Nùng, Pa Dí, Tu Dí, Dao, Phù Lá, Thu Lao.

Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Theo đó, ngay từ đầu năm, hội đã rà soát, thống kê số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ để xây dựng kế hoạch giúp đỡ. Trong năm 2024 đã có trên 100 lượt hội viên tham gia giúp đỡ 10 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ về vốn, ngày công lao động, nhờ đó các hội viên nghèo có thêm động lực để phát triển kinh tế.

Cùng với đó, hội còn vận động phụ nữ tích cực lao động, sản xuất, chuyển diện tích đất trồng cây hằng năm kém hiệu quả sang trồng các cây lâu năm khác có giá trị kinh tế cao, bền vững như cây quýt, chè, lê, hồng giòn…; hỗ trợ phụ nữ kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các kênh mạng xã hội; tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia học tập kiến thức phát triển kinh tế trên Fanpage của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế. Năm 2024 có 74 hội viên vay vốn, tổng dư nợ hơn 4,4 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn hiệu quả. Cùng với đó, việc nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả do phụ nữ làm chủ đã tiếp thêm động lực cho phụ nữ trên địa bàn xã nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững. Năm 2024, có hơn 10 gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo, nhiều gia đình hội viên có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, hội viên phụ nữ xã Tung Chung Phố còn tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động, như phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”...

8.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

Dự án 8 nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số ở Bảo Yên

Dự án 8 nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số ở Bảo Yên

Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em”, huyện Bảo Yên có 14 xã với 50 thôn được thụ hưởng Dự án 8. Kết quả bước đầu đã khẳng định Dự án 8 đang góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn.

fb yt zl tw