Thiếu thuốc và vật tư y tế: "Đường" đã mở, vì sao vẫn tắc?

Nhiều bệnh nhân đi khám bảo hiểm y tế (BHYT), được bác sĩ kê toa, nhưng đến lúc mua thì hết thuốc.

Đây được coi là vấn đề bất cập mà không ít bệnh viện phải đối mặt.

Người bệnh chờ lấy thuốc BHYT tại Bệnh viện Bạch Mai.

Còn những bất cập

Hơn 11 giờ, nắng “đổ lửa” khắp ngõ ngách Hà Nội, hàng dài người mồ hôi nhễ nhại, mệt mỏi đứng xếp hàng chờ lấy thuốc theo chế độ BHYT tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Trong số họ, phần lớn là người cao tuổi. Họ kiên trì xếp hàng, bởi đó là công đoạn cuối cùng của cả một hành trình từ sáng sớm đến bệnh viện khám bệnh định kỳ.

Bà Đào Thị Thanh Hằng (66 tuổi, quận Hà Đông) cho biết, dù đã đợi 30 phút nhưng vẫn chưa đến lượt được cấp phát thuốc BHYT. Nữ bệnh nhân chia sẻ, thông thường, việc lấy thuốc BHYT sẽ nhanh gọn hơn nếu mọi người tới vào buổi chiều. Bởi, đó là thời điểm ít bệnh nhân khám hơn so với buổi sáng.

Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), chị Nguyễn Hạnh Ly (34 tuổi, quận Hoàn Kiếm) đưa con tới thăm khám theo diện bảo hiểm chia sẻ, việc không thể mua đủ thuốc theo đơn là tình trạng thường gặp.

Theo chị Hạnh Ly, bệnh viện cho biết không có đủ tất cả thuốc trong đơn thuốc BHYT. Do đó, người bệnh phải ra hiệu thuốc gần bệnh viện để mua. Đây chỉ là một trường hợp trong số nhiều người dân đến khám bệnh BHYT nhưng phải mua thuốc ngoài bệnh viện.

Tình trạng thiếu thuốc cũng như vật tư y tế tại các bệnh viện được cho là vấn đề “muôn thuở”. Để tháo gỡ những khó khăn trong công tác đấu thầu, mua sắm vật tư y tế, Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều nghị định, thông tư. Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay tại các bệnh viện công lập vẫn còn diễn ra tình trạng bệnh nhân phải đi mua thuốc ở ngoài để điều trị bệnh.

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị gãy chân. Tuy nhiên, thời điểm đó bệnh viện không có nẹp để điều trị cho người bệnh.

“Công tác thầu thuốc và vật tư y tế còn bất cập. Khi làm thầu, riêng về mảng vật tư hoặc thuốc, bệnh viện sẽ làm gói một năm. Bệnh nhân tăng hoặc giảm sẽ tác động đến việc thuốc và vật tư y tế thiếu hoặc thừa. Ví dụ, chỉ 10 ngày nữa tới gói thầu mới, nhưng gói thầu cũ hết hạn thì bệnh viện sẽ thiếu một số mặt hàng”, TS Hựu lý giải.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội), các bệnh viện để tìm được người thành thạo về mua bán, hiểu luật là không dễ. Do đó, nhiều bệnh viện không có đơn vị mua sắm chuyên nghiệp. Trong khi đó, thuốc, vật tư, hóa chất cũng như nhà cung cấp thay đổi liên tục.

Bên cạnh đó, công tác mua sắm thuốc và vật tư y tế hiện phụ thuộc nhiều vào thế giới. Khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra, bệnh viện cũng không thể mua được một số loại thuốc hoặc vật tư y tế từ nguồn cung cấp. Đây là thực tế mà bệnh viện đang phải đối mặt và tìm cách tháo gỡ.

TS Hựu cho biết, có hai nguồn để bệnh viện có thuốc phục vụ bệnh nhân. Thứ nhất là gói thuốc chung của quốc gia (Bộ Y tế đứng ra thầu), thứ hai là địa phương (Sở Y tế đứng ra thầu).

Khi mặt hàng không thuộc hai nhóm này, bệnh viện phải đứng ra thầu. Khi đó, bệnh viện phải chờ công văn để mua thuốc. Trong thời gian chờ như vậy, bệnh viện rơi vào tình trạng không đủ thuốc để cung cấp cho bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị, nếu bác sĩ giải thích không cặn kẽ, người dân sẽ không hiểu. Một tình huống bất cập nữa là: Thuốc chịu sự chi phí của thị trường. TS Hựu lấy ví dụ, khi dịch sốt xuất huyết bùng lên, “người người, nhà nhà dùng thuốc, giá thị trường tăng rất cao, gấp gần 3 lần”.

Bệnh viện cũng không được quyền tự mua thuốc, mà cần căn cứ vào nhà thầu. Đó cũng là nguyên nhân bệnh viện thiếu thuốc, nhưng người dân vẫn mua được tại các nhà thuốc.

Về tình trạng đông bệnh nhân khám BHYT, TS Hựu cho biết, thông thường người bệnh có tâm lý đi khám từ sáng sớm, đặc biệt là trong trường hợp phải nhịn ăn, uống để làm các xét nghiệm. Đó là lý do các bệnh viện thường đông bệnh nhân khám BHYT vào buổi sáng thay vì chiều.

“Mở đường” cho mua sắm thuốc, vật tư

Tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện phía Bắc tổ chức vào giữa tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, nhiều giám đốc bệnh viện đã đặt câu hỏi: Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, các bệnh viện giải quyết khó khăn trước mắt thế nào?

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã có các giải pháp chuẩn bị tiếp theo. Đó là Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi; Luật Đấu thầu có hiệu lực từ 1/1/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 24.

Đặc biệt, Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân… trước khi trình Chính phủ, Quốc hội. Đây là những tháo gỡ cần thiết để các bệnh viện thực hiện mua sắm, đấu thầu.

Cũng tại hội nghị này, ông Hoàng Cương, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, Nghị định 24 là cơ sở để các bệnh viện triển khai ngay việc mua sắm mà không cần chờ sự ra đời của những thông tư hướng dẫn.

Theo ông Cương, Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Nghị định 24 có nhiều điểm mới, giúp đấu thầu thuốc, vật tư y tế thuận lợi hơn; có thể chỉ định thầu trong trường hợp có dịch bệnh hoặc ngay trong một số tình huống để bảo đảm hoạt động thường xuyên của bệnh viện.

Về lý do vì sao nhiều bệnh viện vẫn chưa mua sắm được thuốc, vẫn thiếu thuốc, vật tư phục vụ khám chữa bệnh? Ông Cương cho rằng, do trách nhiệm của các chủ đầu tư. Các quy định hiện hành đã đủ căn cứ pháp lý để bệnh viện mua sắm, đấu thầu.

Ông Cương cho biết, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng các thông tư hướng dẫn Nghị định 24 để bệnh viện áp dụng trong mua sắm, đấu thầu.

“Trong các thông tư của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện những quy định tại Nghị định 24 có một thông tư liên quan việc đàm phán giá. Thông tư về mua sắm tập trung là trách nhiệm của Bộ Y tế. Còn đối với bệnh viện, nếu tự mua thì cũng không ảnh hưởng gì. Một số bệnh viện lớn gặp vướng mắc trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và chúng tôi đã hướng dẫn”, ông Cương nói.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng...

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Sáng 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tổ chức Hội thảo hưởng ứng “Ngày thế giới vì trẻ sinh non” tỉnh Lào Cai năm 2024, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sinh non.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Với sự giúp đỡ về chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị, trở thành điểm tựa vững chắc trong chăm sóc sức khỏe người dân Bắc Hà. 

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nhận thức rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, những năm qua, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

fbytzltw