Thêm một quốc gia Đông Nam Á sẽ đến Mỹ để đàm phán về vấn đề thuế quan

Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Thương mại Malaysia Tengku Zafrul Aziz sẽ có chuyến thăm Mỹ từ ngày 24/4, gặp Đại diện Thương mại Mỹ và một số quan chức khác để tiến hành đàm phán về các mức thuế quan mà Mỹ đã tuyên bố áp đặt.

Bộ trưởng Malaysia Tengku Zafrul Aziz phát biểu tại một cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Malaysia Tengku Zafrul Aziz phát biểu tại một cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Thông tin trên cũng đã được hãng thông tấn nhà nước Bernama của Malaysia đưa tin hôm 17/4. Theo một phát biểu trong buổi họp báo được Bernama trích dẫn, Bộ trưởng Thương mại Malaysia cho biết ông sẽ không đàm phán một thỏa thuận thương mại chi tiết trong chuyến đi kéo dài hai ngày.

"Đàm phán cần thời gian, đúng không? Vì vậy, vấn đề là thảo luận về cách Malaysia có thể đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng giữa châu Á và Mỹ", ông nói.

Malaysia đã bác bỏ khả năng áp thuế trả đũa và vào tuần trước ông Tengku Zafrul cho biết các nhân viên tại đại sứ quán nước này ở Washington đã liên hệ với các quan chức Mỹ để làm rõ hơn về vấn đề thuế quan.

"Chúng ta cần đến đó để giải thích rằng Malaysia, với tư cách là một quốc gia trung lập, đang đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực bán dẫn, điện và điện tử. Mục tiêu của chúng tôi là chứng minh rằng Malaysia có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp tại Mỹ thay vì gây ra mối đe dọa cho họ", ông nói.

Về chuyến thăm Mỹ sắp tới, ông Tengku Zafrul cho biết cũng sẽ giải thích rõ lập trường của ASEAN về vấn đề thuế quan, trong đó có thông tin về kết quả cuộc họp các bộ trưởng kinh tế ASEAN vào tuần trước .

"Chúng tôi cũng muốn giải thích với Mỹ rằng nhiều người trong số chúng tôi, bản thân ASEAN, không tin rằng chúng tôi đã áp đặt mức thuế cao như vậy đối với các sản phẩm của Mỹ", ông Zafrul nêu rõ. Vị Bộ trưởng Malaysia cũng cho biết ASEAN muốn làm rõ một số vấn đề hiểu lầm đang còn tồn tại với Mỹ.

Trước đó, Bộ trưởng Truyền thông Malaysua Fahmi Fadzil cho biết Bộ trưởng Tài chính thứ hai của nước này sẽ cùng tham gia chuyến thăm Mỹ cùng với Bộ trưởng Thương mại Tengku Zafrul.

Vào ngày 14/4, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Trung tâm Chỉ huy Địa kinh tế quốc gia (NGCC), nhằm thảo luận và đưa ra chiến lược ứng phó với các biện pháp thuế quan mới từ phía Mỹ. Kết thúc cuộc họp, Chính phủ Malaysia xác định chiến lược đối phó sẽ dựa trên ba trụ cột chính: cải cách, hợp tác và đa dạng hóa, đồng thời kết hợp cả cách tiếp cận song phương và đa phương.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp, Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp (MITI) của Malaysia, ông Tengku Datuk Seri Utama Zafrul, đã làm rõ nhiều ưu tiên này.

Về hợp tác, Malaysia sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Mỹ ở mọi cấp độ. Chính phủ sẽ tổ chức các phiên họp tham vấn với ngành công nghiệp và các bộ, ngành liên quan để đảm bảo tiếng nói chung trong đàm phán và ra quyết định.

Về đa dạng hóa, chính phủ đang đẩy mạnh các cuộc thảo luận chủ động với các khối kinh tế và thị trường tiềm năng khác như BRICS (Các nền kinh tế mới nổi lớn gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), MERCOSUR (Cộng đồng thị trường Nam Mỹ) và các nước châu Phi, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.

Về cải cách, Malaysia sẽ tăng tốc cải cách kinh tế nhằm nâng cao năng lực chuỗi cung ứng trong nước, từ đó cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu trước những biến động toàn cầu.

Bộ trưởng Zafrul khẳng định rằng nền kinh tế Malaysia vẫn duy trì được sự ổn định và kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, chính phủ nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động linh hoạt, kịp thời và kiên cường, nhằm hạn chế tác động ngắn hạn và củng cố sức mạnh kinh tế về trung và dài hạn.

Hiện nay, Malaysia nằm trong số hơn 75 quốc gia được Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày theo quyết định của Tổng thống Donald Trump công bố ngày 9/4. Malaysia đã hoan nghênh quyết định này và cho biết sẽ tận dụng tối đa thời gian hoãn thuế để thúc đẩy đàm phán với phía Mỹ.

Tái khẳng định lập trường, Bộ trưởng Zafrul cho biết Malaysia sẽ không áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Thay vào đó, chính phủ theo đuổi giải pháp đàm phán để giảm thuế suất và mở rộng danh mục hàng hóa được miễn trừ, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

Mặc dù Mỹ là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Malaysia, chiếm 11,3% tổng kim ngạch thương mại của nước này trong năm 2024, Malaysia vẫn giữ vững chính sách thương mại đa dạng và không phụ thuộc vào một hoặc hai thị trường. Chính phủ Malaysia tin tưởng rằng với chiến lược phù hợp, vẫn còn 88% thị trường toàn cầu để mở rộng và phát triển thương mại trong thời gian tới.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw