Thêm 22 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Cả nước vừa có thêm 22 sản phẩm OCOP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là sản phẩm 5 sao.

Như vậy, tổng số sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia là 42 sản phẩm, trong tổng số hơn 9.850 sản phẩm đạt 3 sao trở lên của cả nước.

Sau 5 năm triển khai, chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã lan tỏa ra 63 tỉnh, thành. Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là đặc sản, sản phẩm đặc trưng riêng có, mà còn trở thành sứ giả quảng bá hình ảnh văn hóa, lịch sử của vùng đất và con người, nơi nó được sinh ra.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP 5 sao đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài.

Khách tham quan, mua các sản phẩm OCOP tại Cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Nhiều địa phương đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, qua đó từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng sản phẩm trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm, giúp giá bán các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng bình quân trên 12%,. Hơn 60% chủ thể OCOP từ 3 sao trở lên đã có doanh thu tăng 17,6%/năm.

Giá trị từ câu chuyện sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP cũng góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh; đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp "đa giá trị", gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch.

Thông qua chương trình, nhiều địa phương đã quy hoạch những vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn; đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

Sợi tơ sen mỏng manh, qua bàn tay tỉ mỉ của người nghệ nhân đã trở thành những sản phẩm độc đáo chứa đựng những nét văn hóa Việt. Cũng vì thế, khăn tơ sen từng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ chọn làm quà tặng đại diện cho văn hóa dân tộc Việt Nam, khi dự Hội nghị G20 tại Nhật Bản.

"Người dùng tơ sen cảm thấy vinh dự vì lúc nào cũng như có bông hoa sen bên cạnh mình. Tôi đào tạo những lớp học sinh học nghề, đặt tình yêu vào tơ sen để phát triển nghề truyền thống của dân tộc", nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức, Hà Nội, chia sẻ.

Còn hợp tác xã tại vùng biên Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đã chọn cho sản phẩm một cái tên độc đáo: Chè Chốt 468. Bởi rừng chè xanh tốt hôm nay xưa kia là chốt điểm cao 468 - địa danh lịch sử của Hà Giang.

"Chè Chốt 468 được bắt nguồn từ các bác cựu chiến binh, hồi xưa đã đóng quân tại các điểm chốt. Trong thời gian nghỉ ngơi, các bác đã tranh thủ đi hái những ngọn chè, về sao lại điểm đóng quân", anh Lý Đức Dân, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang, cho biết.

Mỗi sản phẩm, một câu chuyện, nhưng điểm chung là tìm được nét khác biệt, tạo ra giá trị văn hóa gắn với con người, địa phương. Giữa vô vàn sản phẩm trên thị trường, câu chuyện sản phẩm chính là công cụ hiệu quả để quảng bá cho thương hiệu OCOP.

"Câu chuyện sản phẩm gắn với lợi thế vùng miền, văn hóa, truyền thống, con người của làng xã đó, quyết định ấn tượng hay không với khách mua sản phẩm. Thậm chí khách có thể sẽ mong muốn về tận địa phương để tự mình trải nghiệm", ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng xây dựng Nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP sẽ không chỉ dừng lại ở việc cấp sao cho sản phẩm, mà nó là một hành trình dài chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng. Từng câu chuyện sản phẩm thú vị đang tạo ra sức mạnh mềm chứa đựng dấu ấn, sự tự hào của mỗi vùng đất và cũng là đòn bẩy củng cố vị trí thương hiệu OCOP trong và ngoài nước.

Chương trình OCOP được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2021 - 2025) để nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thẳng thắn nhìn nhận, số lượng sản phẩm tăng nhanh, nhưng chưa thực sự bền vững. Một số địa phương còn chạy theo thành tích, xây dựng những sản phẩm không phải lợi thế, thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia chương trình. Đặc biệt công tác quản lý giám sát sản phẩm sau khi được công nhận cần các địa phương quan tâm hơn nữa.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn diện rộng, tạo ra sức tàn phá khủng khiếp ở khắp các địa phương trong tỉnh. Với thị trấn nghèo Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đợt mưa lũ lớn nhất lịch sử này đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh mất nhà, thậm chí còn “cõng” gánh nợ hàng trăm triệu đồng không biết bao giờ mới có thể trả nổi.

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

fbytzltw