Thay đổi tư duy để tăng giá trị cho nông nghiệp

Sản lượng rồi sẽ chạm trần, việc tận dụng đất đai cũng sẽ chạm ngưỡng. Nếu không nghĩ khác đi thì ngành nông nghiệp sẽ không thể tiến xa được.

GDP ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,38%, cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm gần đây- Ảnh: VGP/Đỗ Hương
GDP ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,38%, cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm gần đây- Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đây là quan điểm Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 của Bộ NN&PTNT ngày 5/7.

Theo báo cáo tại hội nghị, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,38%, cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm gần đây (tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu các năm: năm 2020 tăng 1,24%, năm 2021 tăng 3,77%, năm 2022 tăng 2,78%, năm 2023 tăng 3,26%).

Lũy kế các vụ lúa từ đầu năm nay đến nay, cả nước gieo cấy 5,03 triệu ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; thu hoạch 3,48 triệu ha, tăng 0,5%; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha. Đến nay, sản lượng lúa trên diện tích đã thu hoạch 23,3 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

Triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030", Bộ NN&PTNT đã ban hành và tổ chức tập huấn Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải cho 5 địa phương triển khai mô hình thí điểm. Đồng thời, xây dựng Nghị định cơ chế thí điểm chi trả kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả kết quả giảm phát thải khí nhà kính.

Đối với ngành chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt lợn hơi đạt 2,54 triệu tấn, tăng 5,1%; sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 1,21 triệu tấn, tăng 4,9%; trứng đạt gần 10,1 tỷ quả, tăng 5,1%; sản lượng thịt bò hơi đạt 255,9 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng sữa 643,7 nghìn tấn, tăng 5,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, GDP nông nghiệp tăng 3,15%; GDP lâm nghiệp tăng 5,34%; GDP thủy sản tăng 3,76%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023".

Đối với ngành lâm nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, cả nước chuẩn bị 593 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng, diện tích rừng trồng mới tập trung 125,5 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, chú trọng quản lý giống (tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát chất lượng đạt 85%), trồng rừng theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. 6 tháng đầu năm, sản lượng gỗ khai thác rừng trồng tập trung 9,93 triệu m3, tăng 6,3%. Điều đáng nói, tăng trưởng GDP của ngành Lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay đạt 5,34%, cao nhất so với các lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Diện tích sản xuất muối 10.804 ha, sản lượng 789,2 nghìn tấn.

Tính đến hết tháng 6/2024, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó 2.115 xã nông thôn mới nâng cao (tăng 503 xã so với cuối năm 2023); 463 xã nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 207 xã). Có 22 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 4 tỉnh so với cuối năm 2023. Đến nay, cả nước đã công nhận 13.368 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tăng 2.312 sản phẩm so với cuối năm 2023) với 7.425 chủ thể tham gia.

Để ổn định và tránh tăng đột biến giá hàng nông sản và giá nguyên liệu vật tư đầu vào trước bối cảnh tăng lương từ 1/7/2024, Bộ đã kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Cùng với đó, Bộ đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 2/2/2024 về Kế hoạch triển khai Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Bộ cũng tiếp thu, hoàn thiện Đề án "Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với Cục Thú y chỉ đạo kiểm tra, quản lý hệ thống kiểm dịch thực vật - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với Cục Thú y chỉ đạo kiểm tra, quản lý hệ thống kiểm dịch thực vật - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đưa tư duy kinh tế nông nghiệp vào sản xuất

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng năm nay là năm phức tạp về tình hình thời tiết, song với dự báo chuẩn xác và cơ sở dữ liệu vận hành tốt, năng suất, sản lượng lúa, chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp nói chung đều có nền tảng thủy lợi vững chắc.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đang đứng trước khó khăn thách thức, về trồng trọt, cần xây dựng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, kinh tế tuần hoàn gắn theo chuỗi. Cần tính đến vấn đề hình thành vùng chuyên canh sâu theo kinh nghiệm của châu Âu. Ngoài ra, việc mở rộng cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cửa khẩu thông minh… có khả năng lớn, dư địa rất lớn cần khai thác để thúc đẩy xuất khẩu.

Về chỉ đạo sản xuất, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung đề nghị Cục Trồng trọt trong thời gian tới cần đôn đốc các đơn vị triển khai bài bản giải pháp kỹ thuật, chỉ đạo kế hoạch cho các vụ lúa tiếp theo nhằm đạt được kế hoạch đặt ra vào cuối năm.

Vấn đề về "sức khỏe" đất được nhiều chuyên gia và địa phương quan tâm, Thứ trưởng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật và Cục Trồng trọt phối hợp xây dựng Chỉ thị, chiến lược quản lý sức khỏe đất và dinh dưỡng để phát triển ngành trồng trọt bền vững.

Với các đề án, kế hoạch trong ngành trồng trọt, cần tiếp tục đôn đốc triển khai và có báo cáo tổng kết.

Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, trước tiên cần bảo vệ tốt khu vực sản xuất, đối với một số sâu bệnh phát sinh gây hại ở mức độ cao đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Thứ trưởng Hoàng Trung đề nghị đơn vị lưu ý tổ chức các đoàn kiểm tra, tăng cường tính dự báo cho lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, đề nghị Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Cục Thú y chỉ đạo kiểm tra, quản lý hệ thống kiểm dịch thực vật, kiểm tra giám sát tốt các loại hàng hóa nhập lậu, gian lận xuất xứ. Đề nghị Cục Bảo vệ thực vật quan tâm, đôn đốc, và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ vật tư nông nghiệp, giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng "sản lượng rồi sẽ chạm trần, việc tận dụng đất đai cũng sẽ chạm ngưỡng". Như vậy, nếu không nghĩ khác đi thì ngành nông nghiệp sẽ không thể tiến xa được. Đặc biệt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ như hiện nay, ngành nông nghiệp cần có kế hoạch để tiếp cận đến những công nghệ số hóa cao hơn.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh đến sự kết nối và cho rằng đây là xu thế nếu ngành nông nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu.

Bộ trưởng cho rằng với sự trăn trở của những người làm nông nghiệp, không ngừng cải cách phương pháp làm việc, những con số phản ánh thành tựu nông nghiệp tới đây sẽ tăng trưởng lũy tiến, và nhìn thấy rõ 6 tháng tăng tốc của năm 2024 trước khi bước sang một năm 2025 bứt phá. Tuy nhiên, Bộ trưởng tin rằng ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm nếu muốn phát triển bền vững.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw