Thăm "viện lúa" có một không hai trên thế giới

Gọi "viện lúa" cho sang, chứ đó chỉ là căn nhà đơn sơ, nằm nép mình trong khoảnh ruộng 3.000m2. Muốn ra "viện lúa", phải đi ngoằn ngoèo theo con đường mòn ở xã Tân An, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang). Với góc nhìn của người bình thường, nơi đây chẳng có gì đáng xem, nhưng với nông dân yêu quý từng hạt lúa, đây lại là "thiên đường".

Chủ nhân của “viện lúa” còn tỉ mẩn trồng từng hạt lúa vào đủ loại chậu. Có giống lúa mọc lên um tùm như cỏ dại. Có giống lúa chưa thích nghi với thổ nhưỡng, chỉ còn lại đơn độc 1-2 cây, nhưng đủ ngày đủ tháng, chúng vẫn trổ bông, kết hạt, giúp người nghiên cứu tiếp tục lai tạo đời sau vượt trội hơn.

Cùng với đó, 40 giống lúa chất lượng cao, phù hợp thổ nhưỡng nhiều vùng đất trong cả nước đang được lưu trữ, nhân giống thường xuyên, đề phòng tình trạng đứt gãy nguồn giống.

Một tấm bảng ghi chú, hỗ trợ sinh viên nông nghiệp nắm bắt thông tin trong quá trình thực tập tại tỉnh An Giang nói chung, “viện lúa” nói riêng.

Với những đóng góp lớn lao trong nghiên cứu, lai tạo giống lúa, ông Hiền nhận được rất nhiều bằng khen các cấp, từ Trung ương đến địa phương, trở thành điển hình tiên tiến ở các lĩnh vực.

Lần gặp này, ông khoe công trình nghiên cứu đặc biệt của mình: Cây lúa sống được ở cả hai môi trường khác nhau (đất bình thường và đất nhiễm mặn 22‰). Ông thực hiện thành công nhiều năm trước, giờ quay lại thử nghiệm để tạo giống lúa chịu mặn mới cho xứ nhiễm phèn miệt thứ U Minh (tỉnh Kiên Giang).

Sau đó, ông dìm 1 đốt lóng của chồi bất kỳ vào xô đất chứa môi trường mặn. Cây phản ứng lại môi trường mới, kích hoạt tế bào gen, từ từ thích nghi với đất mặn. Nếu vượt qua thử thách, cây bắt đầu đâm rễ, mọc thành chồi mới.

“Nói thì dễ, nhưng quá trình này cần sự kiên nhẫn vô cùng. Tôi tin tưởng, 2 mùa vụ nữa thôi, sẽ làm ra thành phẩm cho bà con xứ phèn” – ông Hoa Sĩ Hiền bày tỏ.

Mấy ngày nay, ông Hiền tất bật cùng các nông dân khác ở xã lân cận cày xới, nhổ mạ, chuẩn bị xuống giống 29 giống lúa chất lượng cao. Đất ít, nằm khuất ở khu vực khó đi, nên ông thuê nhân công khó khăn lắm.

Trong khi đó, những hạt lúa ông khổ cực gieo trồng không phải để ăn, không phải kinh doanh, mà là đem đi chia sẻ với nông dân mọi miền Tổ quốc.

Bởi thế, ông hay nói dí dỏm rằng, chẳng ai làm nông mà nghèo miết như mình. Cái nghèo lây sang cho “viện lúa”. Dù là nơi cho ra nhiều giống lúa chất lượng cao, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, nhưng ông chẳng đủ điều kiện để đầu tư, mở rộng nơi này.

Trước khi chia tay chúng tôi, nhìn mảnh ruộng nhỏ được cày phẳng phiu, ông gửi gắm niềm mong ước: “Mỗi vụ mùa, tôi thu hoạch tổng cộng 800kg đến 1,2 tấn lúa giống các loại.

Nông dân nhiều nơi ngỏ lời, tôi sẵn sàng chia cho mỗi người vài chục ký. Chỉ mong sao, nông dân xứ mình được hỗ trợ nhân rộng trồng lúa chất lượng cao, gắn kết thành thương hiệu đặc trưng của tỉnh An Giang , TX. Tân Châu”.

Báo An Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

fb yt zl tw