Tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn: Ngưỡng nào để xử lý hợp lý, hợp tình?

Theo quy định hiện hành, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng cần có một ngưỡng nồng độ cồn để xử lý vi phạm phù hợp hơn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông.

Phức tạp điều trị khi bị chấn thương

Tại khoa Phẫu thuật cấp cứu bụng, Bệnh viện Việt Đức, một nam bệnh nhân (sinh năm 1994, ở Nam Định) vừa được chuyển lên từ tuyến dưới với chẩn đoán đa chấn thương, hôn mê, chấn thương sọ não, chấn thương ngực, gãy 2 tay do bị tai nạn giao thông (TNGT) khi điều khiển xe máy. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm máu cho thấy, bệnh nhân có nồng độ cồn cao nên dù các bác sĩ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp cấp cứu nhưng tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng... Bác sĩ Bùi Thanh Phúc, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức, cho biết, dịp Tết Nguyên đán 2024 vừa qua, số bệnh nhân bị TNGT phải vào bệnh viện cấp cứu giảm so với mọi năm nhưng vẫn rất cao. Bệnh viện đã tiếp nhận trên 120 trường hợp bị TNGT, trong đó khoảng 50% có liên quan tới rượu, bia bị chấn thương khá nặng, không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân mà việc điều trị cũng rất phức tạp.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, dịp Tết Nguyên đán vừa qua chỉ tiếp nhận 2 ca TNGT có sử dụng bia, rượu trong tổng số 635 ca TNGT. Các bác sĩ điều trị cho biết, việc theo dõi bệnh nhân có sử dụng rượu, bia khó khăn hơn rất nhiều so với bệnh nhân không có nồng độ cồn trong máu, bởi khi nhập viện, bệnh nhân uống rượu, bia thường bị kích thích, tri giác không như bình thường. Các bác sĩ phải theo dõi bệnh nhân ít nhất 1-2 ngày mới xác định được chính xác tổn thương não. Đặc biệt, những trường hợp bị chấn thương sọ não thì việc đánh giá thang điểm hôn mê khó chính xác, việc xử lý phụ thuộc vào các kết quả chẩn đoán hình ảnh.

Theo Bộ Y tế, dịp nghỉ tết vừa qua, các cơ sở y tế trong cả nước tiếp nhận khám, cấp cứu cho khoảng 20.000 trường hợp nghi liên quan đến TNGT (giảm 12,1%), trong đó có 8.032 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú (giảm 2%), chuyển tuyến trên điều trị 2.284 trường hợp (giảm 1,8%) và số tử vong là 105 trường hợp (giảm 21,1%) so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.

Giữ nguyên hay nới lỏng ngưỡng vi phạm nồng độ cồn?

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 7 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 29.099 trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn (chiếm 41,25% tổng số vi phạm về trật tự, an toàn giao thông), qua đó góp phần kéo giảm hơn 24% số người chết do TNGT. So với các năm trước, số người bị TNGT trong dịp tết vừa qua giảm rõ rệt. Theo các đơn vị chức năng, kết quả này cho thấy việc kiểm tra gắt gao nồng độ cồn và xử phạt nặng đối với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn đã mang lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, các quy định pháp luật về xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông ở nước ta đang rất khắt khe, chưa tính tới các điều kiện, hoàn cảnh khách quan. Theo khoản 1, Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, “người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, đồng nghĩa với việc người điều khiển phương tiện giao thông để không vi phạm nồng độ cồn thì giới hạn nồng độ cồn bằng 0, vượt qua mức này là vi phạm. Còn trong Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển mô tô, xe máy và ô tô sẽ tùy thuộc mức nồng độ cồn được đo trên 100ml máu hoặc 1 lít khí thở. Trong đó, mức nhẹ nhất đối với người điều khiển xe máy là bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng, nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở.

Mới đây, tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, việc cấm uống rượu, bia khi lái xe một lần nữa được đưa vào. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 8 dự thảo luật quy định, cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này được hiểu là nồng độ cồn trong máu ở mức trên 0mg/100ml máu hoặc trên 0mg/1 lít khí thở là đã vi phạm.

Trước các quy định nêu trên, không ít ý kiến cho rằng, các bộ, ngành chức năng cần sửa đổi, bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0 và nên quy định mức tối thiểu để phù hợp với thực tiễn. Theo đó, cần có quy định ngưỡng nồng độ cồn lớn hơn 0 nhưng ở mức phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, cần nâng cao mức xử phạt với các trường hợp vượt ngưỡng nồng độ cồn để mang tính răn đe, hạn chế tối đa vi phạm.

Trong khi đó, nhìn nhận ở góc độ khác, ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), nêu ý kiến, khi xây dựng và triển khai Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia; các bộ, ngành chức năng đã tham khảo từ nhiều nước trên thế giới, trong đó không ít quốc gia quy định cấm hành vi sử dụng rượu, bia khi lái xe, tức là quy định nồng độ cồn bằng 0. “Quy định chặt chẽ về nồng độ cồn có tác dụng rất tích cực trong đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân”, ông Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh.

PGS-TS PHẠM KHÁNH PHONG LAN, Đại biểu Quốc hội: Cần thay đổi theo hướng cụ thể mức nồng độ cồn

Với quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu thì có thể sẽ bị xử phạt ở mức thấp nhất. Cần thay đổi theo hướng cụ thể mức nồng độ cồn, phải có mức “chặn dưới”. Ví dụ, nồng độ cồn từ 1-50mg/100ml máu phạt bao nhiêu, từ 50-100mg/100ml phạt bao nhiêu… Nếu không quy định rõ thì đôi khi không uống gì, khi thổi vào dụng cụ đo cũng lên nồng độ cồn, bởi bản thân trong hệ tiêu hóa cũng sinh ra hơi, ra khí. Quy định này cần có sự hợp lý, có lộ trình cụ thể để người dân dần hạn chế, tiến tới không sử dụng rượu, bia trước khi lái xe.

Ông NGUYỄN TRỌNG KHOA, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Sẽ luôn lắng nghe và tiếp thu

Cục Quản lý khám chữa bệnh vừa có công văn gửi các chuyên gia và một số đơn vị chuyên khoa đề nghị cho ý kiến, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Đề xuất từ các chuyên gia, các đơn vị chuyên môn là cơ sở để Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở lái xe. Theo quan điểm cá nhân của tôi, trong trường hợp vi phạm nồng độ cồn nếu gây tai nạn thì phải bị xử lý hình sự. Trường hợp nồng độ cồn cao, không đủ điều kiện lái xe thì cần phải xử lý nghiêm. Nhờ việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn, số vụ TNGT đã giảm khá nhiều.

TS-BS TRƯƠNG HỒNG SƠN, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam: Không nên đặt mức vi phạm nồng độ cồn bằng 0%

Theo Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu có 20 quốc gia áp dụng mức giới hạn nồng độ cồn 0% đối với các tài xế và khoảng 140 quốc gia, vùng lãnh thổ quy định giới hạn nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức lớn hơn 0%. Tại một số nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore..., mức giới hạn nồng độ cồn khi tham gia giao thông là trên ngưỡng 0%. Phòng chống tác hại của rượu, bia là rất cần thiết, nhưng khi đặt ngưỡng để xử phạt cũng rất cần chú trọng bảo đảm sinh hoạt bình thường của người dân trong xã hội. Không nên đặt mức vi phạm nồng độ cồn bằng 0% mà nên áp dụng như phần lớn các quốc gia đang áp dụng.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

fb yt zl tw