Thái Lan chuẩn bị chuyển giao Thượng viện khóa mới

Hôm nay, 11/7, 200 Thượng nghị sĩ Thái Lan được bầu ra trong cuộc bầu Thượng viện hôm 26/6 bắt đầu đăng ký và trình diện tại trụ sở Thượng viện, những bước đầu tiên trong tiến trình chuyển giao quyền lực giữa Thượng viện trước đây với phần lớn thành viên là do bổ nhiệm với Thượng viện khóa mới với hình thức bầu chọn.

1.jpg
Hàng trăm quan sát viên quốc tế và người dân được tham gia giám sát cuộc bầu Thượng viện Thái Lan.

Việc đăng ký và trình diện của các Thượng nghị sĩ được tiến hành trong các ngày 11, 12 và 15/7. Trước đó, tối 10/7, Công báo Hoàng gia Thái Lan công bố danh sách chính thức 200 Thượng nghị sĩ sau cuộc bầu cử Thượng viện được tổ chức hôm 26/6.

Việc công bố danh sách chính thức Thượng nghị sĩ được tiến hành sau khi Ủy ban Bầu cử quốc gia Thái Lan (ECT) xem xét hàng chục vụ khiếu nại và kiện cáo liên quan danh sách 200 Thượng nghị sĩ.

Theo đó, một Thượng nghị sĩ thuộc nhóm truyền thông, được bầu trong cuộc bầu cử hôm 26/6 đã bị ECT đình chỉ và một đại biểu trong danh sách dự bị thuộc nhóm truyền thông có số phiếu cao nhất được ECT đôn lên danh sách 200 Thượng nghị sĩ chính thức.

Với 3 vòng bầu cử, gồm cấp quận/huyện ngày 9/6, cấp tỉnh/thành phố ngày 16/6 và cấp quốc gia ngày 26/6, cuộc bầu cử Thượng viện Thái Lan với 46.715 ứng viên đủ tiêu chuẩn tranh cử chức Thượng nghị sĩ đã bầu ra được 200 Thượng nghị sĩ.

Cuộc bầu cử Thượng viện Thái Lan được đánh giá là một trong những cuộc bầu cử có thể lệ bầu rất phức tạp, do các ứng cử viên tự bầu cho nhau theo nhóm và sau đó là bầu chéo giữa 20 nhóm ngành nghề là: (1) hành chính sự nghiệp; trật tự, an ninh; (2) luật pháp và tư pháp; (3) giáo dục; (4) y tế; (5) làm ruộng và nghề nông; (6) làm vườn, trồng rừng, đánh bắt hải sản; (7) nhân viên công ty, người làm thuê; (8) bảo vệ môi trường, quy hoạch, bất động sản, năng lượng; (9) doanh nhân của doanh nghiệp vừa và nhỏ; (10) các ngành nghề khác nhóm 9; (11) doanh nhân hoặc làm về du lịch; (12) doanh nhân làm về ngành công nghiệp; (13) người làm về ngành khoa học công nghệ: (14) phụ nữ; (15) người cao tuổi, người khiếm khuyết, dân tộc ít người; (15) văn hóa nghệ thuật, giải trí; (17) các nhóm xã hội, các tổ chức xã hội; (18) nhóm truyền thông; (19) các nhóm nghề tự do; và (20) các ngành nghề khác.

Đây là khóa thứ hai của Thượng viện Thái Lan kể từ Hiến pháp mới nhất của Thái Lan năm 2017.

Thượng viện khóa này không được tham gia bầu Thủ tướng như khóa đầu tiên thành lập năm 2019, tuy nhiên các thành viên Thượng viện vẫn giữ quyền giám sát chính phủ, tham gia các phiên chất vấn, thông qua các dự luật lập pháp và bổ nhiệm thành viên các cơ quan tư pháp quyền lực tại Thái Lan, như Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Phòng chống tham nhũng, Ủy ban Bầu cử quốc gia, Ủy ban Kiểm toán nhà nước.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Joe Biden có thể sẽ sử dụng vụ Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar để gây áp lực lên Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm kết thúc cuộc chiến tại Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ có thể thiếu sức mạnh để buộc nhà lãnh đạo Israel phải tuân theo ý muốn của mình.

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto sẽ nhậm chức vào ngày 20/10 tới, thổi làn gió mới cho nền chính trị quốc gia Vạn đảo sau 10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Joko Widodo. Với chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua và thế đa số trong quốc hội, người dân Indonesia đang kỳ vọng Tân Tổng thống sẽ giúp nền kinh tế xứ Vạn đảo “cất cánh”.

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Nợ công toàn cầu dự kiến chạm mức kỷ lục 100.000 tỷ USD trong năm 2024. Khối nợ khổng lồ này có thể gây ra nhiều sóng gió trên thị trường tài chính thế giới, đồng thời là hòn đá tảng cản bước các nước, nhất là nước nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Thung lũng Marcq, một khu vực từng phải chịu nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng, giờ đây đang trở thành hình mẫu về cách thức tái thiết và quản lý bền vững nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Tuần qua (7 - 13/10), dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến ở Gaza sau tròn 1 năm nổ ra xung đột. Những mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu từng ngày đang cho thấy sự cấp bách của những nỗ lực hướng tới một nền hòa bình bền vững.

fbytzltw