Tăng cường phòng, chống tảo hôn

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh mới đây đưa ra những con số giật mình về tình trạng tảo hôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu.

Chỉ tính riêng năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 197 người chưa đủ tuổi kết hôn sống chung với người khác như vợ chồng, cá biệt có trường hợp mới 11 tuổi bị kéo về làm vợ; 615 phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu.

Theo ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thời gian qua, công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm nên đã góp phần giảm đáng kể các vụ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy, tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ số vụ tảo hôn gia tăng trở lại, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc Mông, Dao.

5.jpg

Tìm hiểu thực tế ở một số địa phương cho thấy, nguyên nhân là do chính quyền cơ sở chưa kịp thời phát hiện các trường hợp có ý định tảo hôn, thiếu kiên quyết trong xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm, thậm chí còn buông lỏng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Cùng với đó, nhiều địa phương chưa có các giải pháp can thiệp toàn diện, bền vững để phòng ngừa và xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Cũng theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nông Đức Ngọc, việc xử lý các trường hợp tảo hôn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của tuổi trẻ chưa đầy đủ, nhiều cặp tảo hôn lấy cái chết để dọa gia đình cũng như gây áp lực cho chính quyền địa phương. Mặt khác, văn bản quy định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp tảo hôn chưa rõ ràng nên khó khăn cho người thực thi nhiệm vụ.

4.jpg

Những khó khăn trên đã khiến việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tảo hôn, phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con dưới 18 tuổi chưa đạt kết quả theo Kế hoạch 142 ngày 7/4/2022 của UBND tỉnh. Điều đó lý giải tại sao ngày 14/3/2023, UBND tỉnh phải ban hành Văn bản số 993 về việc tăng cường thực hiện giảm tình trạng tảo hôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nông Đức Ngọc khẳng định: Việc UBND tỉnh ban hành Văn bản số 993 là rất cần thiết và kịp thời trước diễn biến phức tạp cũng như tiềm ẩn nguy cơ số vụ tảo hôn gia tăng trở lại. Điều đáng nói, các giải pháp để giảm tình trạng tảo hôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu đã được xác định rõ và quyết liệt hơn ngay từ cơ sở.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương kịp thời phát hiện các trường hợp có ý định tảo hôn để tuyên truyền, vận động, can thiệp, không để xảy ra tảo hôn; tăng cường đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em… vào hương ước, quy ước thôn, bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa.

3.jpg
Ký cam kết không tảo hôn và không hôn nhân cận huyết thống tại xã Lùng Cải (Bắc Hà).

Cùng với đó, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo chức năng, nhiệm vụ được giao; vận động người dân chấp hành tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, không cho con, em tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Đặc biệt, xử lý đối với các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và các gia đình có con, em tảo hôn, kết hôn cận huyết thống theo quy định của pháp luật, theo quy ước, hương ước thôn, bản.

Mới đây, chỉ đạo công tác phòng, chống tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số, giảm tình trạng phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung yêu cầu xử lý nghiêm đối với các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức không thực hiện nghiêm túc công tác can thiệp làm giảm tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con; hoặc báo cáo không đầy đủ, không trung thực tình hình tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Một trong những nhiệm vụ mà các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung chỉ đạo là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số, với phương châm nắm chắc địa bàn, thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện và ngăn chặn từ sớm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

fbytzltw