Cần có biện pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số

LCĐT - Sáng 2/4, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban công tác dân tộc quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2021.

Đồng chí Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị tại các điểm cầu có Trưởng Phòng Dân tộc các huyện, thị xã và lãnh đạo các xã, phường phụ trách vấn đề về công tác dân tộc.

Cần có biện pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Hội nghị tổ chức trực tuyến với điểm cầu tại các địa phương

Trong quý I, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc theo chỉ đạo của UBND tỉnh; chủ động nắm bắt tình hình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh nông thôn.

Theo đánh giá, thời gian qua, do ảnh hưởng của các đợt mưa to trên địa bàn đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhiều gia đình, nhiều công trình trường học và các tuyến đường giao thông vùng nhân dân các dân tộc sinh sống bị hư hỏng; dịch bệnh Covid – 19 diễn biến mới, phức tạp đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cần có biện pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số ảnh 2

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ban Dân tộc tỉnh

Đặc biệt, trong quý I, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bao dân tộc diễn biến khá phức tạp, hình thức tinh vi hơn, như: Các cặp tảo hôn đến ở với nhau nhưng không nhận vợ chồng (chỉ nhận là bạn bè), hoặc về ở với nhau khi chính quyền hoặc ban chỉ đạo cấp xã can thiệp thì tạm thời lánh mặt, nhưng sau đó vẫn chung sống mà không tổ chức đăng ký kết hôn hoặc không tổ chức cưới. Theo thống kê, trong quý I/2021 có 228 người tảo hôn (so với quý I/2020 tăng 170 người); có 76 người sinh con dưới 18 tuổi. Độ tuổi tảo hôn đối với nam chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 17 – 19 và đối với nữ  từ 14 đến dưới 15 tuổi. Các địa phương đã vận động không về sống với nhau, hoặc không tổ chức đám cưới được 49 người.

Dự báo trong thời gian tới, tình trạng tảo hôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh trở lại ở các xã vùng cao, vùng khó khăn, đặc biệt là vùng người dân tộc Mông, Dao, Nùng. Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cần tăng cường phối hợp tuyên truyền giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã; tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống các cấp; xây dựng mô hình điểm về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã Cao Sơn và Tả Thàng (Mường Khương); phối hợp với các cơ quan, đơn vị xử lý các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo quy định của pháp luật; tiếp tục đưa nội dung tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của các lớp trong trường THCS, THPT nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tổ chức cam kết với ông mai, bà mối, thầy cúng không tổ chức lễ kết hôn cho các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận bàn các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác dân tộc và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống...

Về nhiệm vụ quý II/2021, Ban Dân tộc tỉnh và phòng dân tộc các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; tập trung tháo gỡ khó khăn cho cơ sở để đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch năm 2021; phối hợp với các đơn vị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quy chế quản lý biên giới đất liền, một số biện pháp để hạn chế tình trạng lao động người dân tộc thiểu số đi làm thuê trái pháp luật; chủ động nắm bắt tình hình di cư tự do và thực hiện tốt công tác tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw