Phải vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm với công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

LCĐT - Sáng 11/5, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 30/10/2017 của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng Tỉnh uỷ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Tình trạng tảo hôn tăng

Thực hiện Chỉ thị 33-CT/TU ngày 30/10/2017 của Tỉnh uỷ, các đảng bộ trực thuộc  Tỉnh uỷ, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã nghiêm túc, kịp thời xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.

Theo báo cáo của các huyện uỷ, thị uỷ, thành ủy, trong 3 năm (2018- 2020) trên địa bàn tỉnh có 897 người tảo hôn và 5 cặp hôn nhân cận huyết thống (năm 2018 287 người tảo hôn và 1 cp hôn nhân cận huyết thống; năm 2019 295 người tảo hôn và 3 cặp hôn nhân cận huyết thống; năm 2020 có 315 người tảo hôn và 1 cặp hôn nhân cận huyết thống). Các ngành, địa phương đã kịp thời phát hiện, tổ chức tuyên truyền, vận động, ngăn chặn được 659 người có ý định tảo hôn.

Tình trạng tảo hôn xảy ra tại 9/9 huyện, thị, thành phố; trong đó huyện Bắc Hà 224 người tảo hôn; huyện Si Ma Cai 191 người tảo hôn; thị xã Sa Pa 187 người tảo hôn; huyện Bát Xát 85 người tảo hôn; huyện Bảo Yên 68 người tảo hôn; huyện Mường Khương 67 người tảo hôn; huyện Văn Bàn 47 người tảo hôn; huyện Bảo Thắng 20 người tảo hôn; thành phố Lào Cai 8 người tảo hôn. So với mục tiêu Chỉ thị 33-CT/TU, có 2 huyện chưa đạt chỉ tiêu giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (huyện Si Ma Cai chưa đạt chỉ tiêu giảm thiểu tình trạng tảo hôn; huyện Văn Bàn chưa đạt chỉ tiêu giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống).

Số cặp hôn nhân cận huyết thống giảm đảng kể, trong 3 năm (2018-2020) còn xảy ra 5 cặp hôn nhân cận huyết thống, trong đó năm 2018 có 1 cặp (Bắc Hà); năm 2019 có 3 cặp (Sa Pa 1 cặp, Bát Xát 2 cặp); năm 2020 có 1 cặp (Văn Bàn).

Thường trực Huyện uỷ Bảo Yên phát biểu tại hội nghị.
Thường trực Huyện uỷ Bảo Yên phát biểu tại hội nghị.

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu làm rõ nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Bắc Hà Đoàn Duy Tuyến cho rằng, nguyên nhân xảy ra tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là do nhận thức của người dân và đội ngũ cán bộ cơ sở; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt để ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; sự phối hợp của các cơ quan trong việc ngăn chặn và xử lý các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn chưa chặt chẽ; việc triển khai các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa hiệu quả.

Bí thư Thị uỷ Sa Pa Phan Đăng Toàn cho rằng, ngoài những nguyên nhân mà Ban Dân vận Tỉnh uỷ và các địa phương đã đưa ra, thì còn có nguyên nhân là do sự phát triển công nghệ thông tin, trẻ em sớm tiếp cận với những thông tin tình cảm lứa đôi và giới tính, từ đó có quan hệ sớm, dẫn đến tảo hôn.   

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nông Đức Ngọc cho biết: Lào Cai trong top 10 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao nhất. Cho nên, cần phải thay đổi từ giảm thiểu sang phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống với quyết tâm cao và sự vào cuộc của tất cả các ngành, địa phương.

Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân và điều kiện thực tế tại địa phương, cũng như phong tục, tập quán của các dân tộc; trên cơ sở đó lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nông Đức Ngọc phát biểu tại hội nghị.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nông Đức Ngọc phát biểu tại hội nghị.

Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong khẳng định: Với đặc thù có trên 66% đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao (trên 90%), những năm qua, Trung ương đã có nhiều chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có tỉnh Lào Cai, như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tỉnh Lào Cai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, mỗi năm dành từ 65% -70% nguồn lực đầu tư cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, thu nhập, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế  - xã hội địa phương.  

Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong phát biểu tại hội nghị.
Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong phát biểu tại hội nghị.

Điều đó cho thấy, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 33 ở các ngành, địa phương chưa sát sao, quyết liệt. Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với trách nhiệm cao, phải thực sự quyết liệt đối với công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Do đó, các ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai Chỉ thị 33 với tinh thần quyết liệt, chủ động, trách nhiệm; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền đối với công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của Nhân dân, giúp Nhân dân thấy được hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương, phải đánh giá đúng thực trạng; phải có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm và gắn với trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw