Tăng cường giải pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều nhưng cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch phát triển mạnh nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao. Trước tình hình đó, ngày 15/7/2024, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 3779 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

Theo đó, thực hiện Công điện số 840/CĐ-BYT ngày 9/7/2024 của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các phòng, ban, tổ chức chính trị - xã hội địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai công tác truyền thông, thực hiện các giải pháp về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa hè; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, đơn vị về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ động đánh giá nguy cơ dịch, kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh.
Bên cạnh đó là tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa đủ mũi hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh; vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, đúng lịch và đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai (đặc biệt tiêm phòng vắc-xin phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh tại vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ sinh tại nhà cao).

z5640657353947_42e2385616262ec9bb8507b9d101709a.jpg
Thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ.

Các bệnh viện đảm bảo tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám - chữa bệnh, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về phòng lây nhiễm cho bệnh nhân và người chăm sóc.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè như: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi; phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy” tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm việc và khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời...

Rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ...

z5640134869917_f31ba0c1db5e9d8f066755615765587d.jpg
z5640136028505_0dc08819b4adcd73b256a128229f4e52.jpg
Truyền thông phòng bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với ngành y tế cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho học sinh, sinh viên tại các trường học trên địa bàn tỉnh...

z5640132149177_5387206d46cfd6d956245c1c6f055f10.jpg
z5640133416162_7805c0a8f7e254c779b571ad60687712.jpg
Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại cho vật nuôi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và chính quyền địa phương các cấp để triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh lây truyền từ động vật sang người; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý, nhất là việc khai báo, tiêm vắc-xin và phòng, chống bệnh dại...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw