Tăng cường công tác phòng chống và báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trên hệ thống VAHIS

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5190/UBND-NL ngày 12/10/2023.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp để chủ động phòng ngừa các nguồn dịch bệnh lây lan cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn địa phương mình (nhất là việc tiêm phòng kỳ II); thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành từ đầu năm 2023 đến nay liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển; thực hiện các biện pháp quản lý chăn nuôi và phát triển đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi…

5-6950.jpg
Phun khử khuẩn khu vực chăn nuôi gia súc.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực tế công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm kỳ II trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; chủ động lấy mẫu giám sát dịch bệnh và sự lưu hành của các loại mầm bệnh nguy hiểm, phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, hoá chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện nghiên cứu thực hiện công tác báo cáo, sử dụng các hợp phần mới của Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam - Hệ thống VAHIS theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/11/2023 theo yêu cầu tại văn bản nêu trên.

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các cấp chỉ đạo, thực hiện tốt nội dung phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngày 9/10/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 7216/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống và báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trên Hệ thống VAHIS.

Văn bản nêu rõ: Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, trong hơn 9 tháng năm 2023, cả nước có 18 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 11 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 34.000 con (giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2022); 390 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 41 tỉnh, thành phố, với hơn 14.000 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy (giảm hơn 73%); 96 ổ dịch viêm da nổi cục tại 14 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 438 con (giảm hơn 80%); 22 ổ dịch lở mồm long móng tại 11 tỉnh, thành phố, số gia súc mắc bệnh là 753 con (tăng gần 243%); 3 ổ dịch bệnh tai xanh tại tỉnh Cao Bằng; 5 ổ dịch bệnh nhiệt thán tại 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đặc biệt, có 276 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh dại đã được báo cáo tại 30 tỉnh, thành phố; 65 người tử vong vì bệnh dại tại 27 tỉnh, thành phố (tăng 15 trường hợp người tử vong).

Qua kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương cho thấy nguy cơ các loại dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh ở phạm vi rộng là rất cao, nhất là các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đồng thời báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các chương trình và kế hoạch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw