Tản mạn chén trà Việt đầu Xuân

Ngày xưa, Hải Thượng Lãn Ông là thầy thuốc Đông y danh tiếng của Việt Nam. Ông đã từng khuyên mọi người “Bình minh nhất trản trà… Lương y bất đáo gia” có nghĩa là sáng sớm thưởng thức một ấm trà... thì thầy thuốc không bao giờ phải đến nhà thăm bệnh. Điều ấy cũng có nghĩa, trà và là thức uống có lợi...

Uống trà có nhiều tác dụng cho cơ thể con người, làm cho đầu óc thêm sáng suốt, minh mẫn, tăng độ nhạy cảm của các giác quan; tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, giảm lượng mỡ thừa, loại trừ độc tố, giải cơn say rượu, tăng cường thị lực...

Trà là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Người châu Âu thích dùng trà đen uống với đường, còn người châu Á lại thích dùng trà xanh.Về văn hóa trà, cách thưởng thức trà của người châu Á cũng có nhiều phong cách, “trường phái” khác nhau. Người Trung Hoa có “Trà Kinh”, người Nhật có “Trà Đạo”, còn người Việt Nam cũng có cách thưởng thức riêng, có lẽ là tổng hòa của cả hai phong cách trên. Nghĩa là vừa “Kinh” mà vừa “Đạo”. Nói đến phong cách uống trà truyền thống Việt Nam, phải kể đến cách uống trà rất cầu kỳ của các bậc vua chúa thời  xưa, nhưng vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Nó vừa sang trọng vừa tao nhã. Uống trà với ai, mấy người là vừa, uống vào giờ nào, dùng nước nào để pha trà, dùng than, củi nào để nấu nước, pha trà bằng loại ấm gì, uống trà bằng loại chén nào...

Tản mạn chén trà Việt đầu Xuân ảnh 1
Uống trà là để thưởng thức, để cảm nhận hương vị tinh túy của trà.

Uống trà cho tâm tư tĩnh lặng, thanh tao, giải bớt ưu phiền. Uống trà để tăng niềm hứng khởi khi đàm đạo với bạn bè, với tao nhân mặc khách. Điều ấy có nghĩa, uống trà không chỉ để thưởng thức trà, không chỉ để tìm cảm giác thanh thản, mà trà còn có giá trị giao tiếp, nó là “cầu nối” cho nhiều mối quan hệ trong cuộc sống đời thường.

Phong cách uống trà của vua Tự Đức ở Huế rất cầu kỳ. Vào lúc sớm tinh mơ, nhà vua sai người chèo chiếc thuyền con bơi quanh hồ sen rồi dốc từng hạt sương còn đọng trên lá sen, những hạt sương ấy được xem là tinh túy của đất trời, sinh ra trong thời gian giao hòa giữa ngày và đêm. Mỗi lá sen trong hồ chỉ đọng lại dăm ba hạt sương đêm và phải hàng trăm lá sen như thế cộng lại mới đủ nước pha trà cho vua sử dụng. Nhà vua chỉ dùng loại trà này với đường phèn chưng cách thủy đang bốc khói mới cảm thấy sảng khoái để lâm triều bàn việc chính sự…

Với người Việt Nam thời hiện đại, việc thưởng thức trà cũng khác nhau. Ở miền Bắc, đa số thích uống trà nguyên chất, có vị đắng, chát gọi chung là “Trà Bắc”. Ngược lại, người miền Nam chỉ thích uống trà có ướp hương hoa Nhài, hoa Sen để tăng thêm hương thơm. Người miền Bắc thích uống trà nóng, còn người miền Nam lại thích uống trà đá cho mát mẻ. Phong cách uống trà của người miền Trung lại thể hiện sự giao hòa của cả hai miền Nam - Bắc. Người miền Trung vừa thích uống trà nóng, vừa thường uống trà đá vào mùa hè nắng nóng. Trà ướp hoa nhài, trà nguyên chất đều được ưa chuộng như nhau.

Trà ngon phụ thuộc vào cách sao tẩm, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là nguyên liệu chè, giống chè. Búp chè thường phụ thuộc vùng đất trồng chè. Từ lâu, ở cả ba miền của đất nước đều đã hình thành các vùng đất trồng chè. Miền Bắc, chè được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Nghĩa Lộ (Yên Bái), Tuyên Quang, Hòa Bình... Miền Trung, chè được trồng chủ yếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Một trong những nơi cung cấp chè nhiều cho miền Nam là các tỉnh Tây Nguyên, trong đó chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) được coi là có chất lượng vượt trội. Theo dân thưởng thức trà sành điệu, thì trà Thái Nguyên được đánh giá là ngon nhất Việt Nam. Ở Thái Nguyên, có địa danh Tân Cương được xem là nơi sản xuất trà xanh đặc biệt không ở đâu bằng. Trà ở đây vừa đượm nước, có màu vàng sáng ngả sang xanh, nhiều hương thơm, uống vào hồi lâu thấy ngòn ngọt trong cổ.

Nhiều công trình khoa học đã khẳng định, người uống trà thường xuyên sẻ có khả năng hạn chế được sự nhiễm xạ vào cơ thể. Do uống trà hoặc nước chè tươi từ khi còn trẻ, nên người dân ở vùng đất trồng chè rất ít bị nhiễm ung thư. Trong trà có nhiều chất bổ, nhất là Vitamin C có nhiều gấp 3- 4 lần trong cam, chanh. VitaminC trong trà làm tăng sức đề kháng, khả năng tích lũy và đồng hóa Vitamin cho cơ thể. Chất Cafein trong trà kích thích sự hoạt động của thần kinh trung ương, làm cho đầu óc tĩnh táo; nó còn có khả năng giải độc, kích thích hoạt động của tim, thận. Trà có nhiều ích lợi như thế, nhưng thường thì người uống trà chỉ chú ý đến chất lượng của trà có ngon hay không mà thôi.

Ngày nay, trên thị trường nước ta có quá nhiều loại bia, rượu ngoại và các loại nước giải khát, trà bị mất đi một phần nhu cầu đối với cuộc sống. Đã có nhiều người cho rằng, đây là thời kỳ của “văn hóa bia rượu”. Trà bị lấn lướt bởi vô vàn các thức uống công nghiệp. Nhưng dù sao thì người uống trà vẫn cứ nhiều. “Văn hóa trà” chắc chắn vẫn sẽ tồn tại trong văn hóa ẩm thực Việt Nam...

Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

fb yt zl tw