Song hành cùng Ấn Độ Dương

Nếu nước Mỹ có tuyến đường 66 thì ở Úc có quốc lộ 100 nổi tiếng thế giới với hàng loạt bãi biển đẹp và cảnh tượng huy hoàng của các núi đá sa thạch tên gọi Great Ocean Road chạy ven Ấn Độ Dương. Du khách nào cũng muốn được chạy xe trên đó một lần trong đời.

Một phần của rặng núi đá “12 vị tông đồ”.

                                                Một phần của rặng núi đá “12 vị tông đồ”.  

Khoảng cách gần 400km từ Melbourne - thủ phủ bang Victoria - đến Warrnambool có thể đi về trong ngày. Không muốn tự lái xe nên chúng tôi mua tour đi xe buýt chung với một nhóm khách. Giá tour khá thống nhất, 130 AUD (khoảng 3 triệu đồng)/người/ngày.

Cung đường trong mơ

- Vietnam Airlines có nhiều chuyến bay thẳng Melbourne từ TP.HCM trong tuần, giá luôn rất cạnh tranh.

- Mua tour một ngày hoặc hai ngày đi Great Ocean Road từ Melbourne rất đơn giản, chọn hãng phù hợp trên Internet với từ khóa “great ocean road”.

- Có thể ngắm cảnh “12 vị tông đồ” bằng trực thăng giá khoảng 1,8 triệu đồng (75 AUD)/10 phút/người.

Mọi người đến chỗ hẹn đón tour tại một khách sạn ở trung tâm Melbourne từ sớm. Chờ một chút thì chị hướng dẫn nhanh nhẹn, sôi nổi kiêm luôn lái xe và cả phục vụ đồ ăn nhẹ cho khách tới. Rời khỏi Melbourne chừng 60km thì đến Torquay ở Geelong, cánh cổng mở ra quốc lộ 100 và chuyến du ngoạn trên một trong những tuyến đường ven biển đẹp nhất thế giới bắt đầu.

Con đường không rộng lắm, chỉ hai làn xe, uốn lượn vòng vèo nhiều đèo dốc, đi qua những bãi biển đẹp như tranh, thiên đường cho giới mê lướt ván, vách đá dựng đứng, rừng bạch đàn lao xao lá, các khu bảo tồn quốc gia, những điểm dừng chân nhìn toàn cảnh vịnh và các thị trấn nhỏ xinh. Trên đường đi, liên tục là các biển báo “Tại Úc lái xe bên trái”. Mật độ biển báo rất dày, khoảng vài trăm mét lại có một cái nhưng có lẽ không thừa vì mỗi ngày có hàng nghìn lượt người nước ngoài chạy xe trên tuyến đường này để ngắm cảnh.

Với nhiều người Úc, tuyến đường tuyệt đẹp từ Torquay đến Warrnambool dài 320km này luôn là biểu tượng của sự đấu tranh sinh tồn chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Do chuyển động của lục địa tạo ra độ dốc cao vùng bờ biển khiến sóng và thủy triều “nuốt” không ít đất đai, gây tổn thất cho hệ sinh thái động thực vật hoang dã, nguy hiểm với con người. Trong suốt thời gian từ 1919-1932 những người lính sau khi tham gia Thế chiến I đã cần cù phá núi, phạt đá chỉ bằng xẻng và cuốc chim tạo ra con đường nổi tiếng ngày nay. Còn trước đó chỉ có thể đến vùng này bằng tàu thủy.

Hòa cùng thiên nhiên

Đang đi tour trên xe buýt nhưng mọi người vẫn không bỏ qua “nghi lễ” uống trà, cà phê buổi sáng (xuất phát từ tục lệ “morning tea” của người Anh). Dừng xe ở trạm nghỉ ngay cạnh bãi lướt sóng đẹp tuyệt, vừa nhấm nháp trà nóng vừa ăn bánh quy và thỏa mắt nhìn cảnh những con người bé xíu đang đùa giỡn với đại dương. Quãng gần trưa, xe rẽ vào một khu bảo tồn quốc gia. Rừng bạch đàn thơm nồng nàn, tiếng chim véo von, đám vẹt sặc sỡ dạn người sà xuống đòi ăn. Hạt mạch được phát không cho khách thăm để rắc cho chim. Lũ chim ùa đến mổ tới tấp và đậu cả trên tay người thản nhiên chén. Bỗng có tiếng ồ lên phấn khích vì nhìn thấy mấy con koala đang ôm cành bạch đàn ngủ say bí tỉ khiến cả nhóm tụm lại say sưa ngắm nhìn.

Cổng chào bắt đầu tuyến đường nổi tiếng Great Ocean Road.

Cổng chào bắt đầu tuyến đường nổi tiếng Great Ocean Road.

Sau bữa trưa, mọi người rủ nhau đi dạo ở vịnh Apollo - một vịnh đẹp có tiếng trên cung đường. Sau đó chạy xe vào sâu trong một cánh rừng mưa đặc trưng của Úc thuộc công viên quốc gia Otway. Khu rừng ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho loài dương xỉ khổng lồ, tán cây rộng như cọ, đến cả cành non mới vừa nhú cũng dài bằng cả cánh tay người.

Với những người thích đi trekking trên đường mòn thì có thể ngủ đêm ở vịnh Apollo và tản bộ theo tuyến Great Ocean Walk (dài 92km) đến tận điểm hấp dẫn nhất có tên gọi “12 vị tông đồ”.

Hoàng hôn ở “12 vị tông đồ”

Công viên quốc gia Port Campbell với cả dãy núi đá sa thạch sừng sững trên biển là điểm đến thu hút đông khách thăm nhiều thứ hai ở Úc (chỉ sau núi đá thiêng Ayers Rock biểu tượng quốc gia). Những cột núi cao đến 45m, vốn có 12 cột nên có tên “12 vị tông đồ” được sóng gió hàng triệu năm bào mòn, tạo hình thù độc đáo, nay thực tế chỉ còn lại tám.

Sa thạch không phải là loại đá cứng và kết cấu chắc nên không chịu nổi sức mạnh bền bỉ của thời gian. Năm 1990, phần nối vào đất liền của “cây cầu London ” - hòn núi đá gần đó - cũng bất ngờ đổ sụp xuống biển. May mắn chỉ có hai du khách đang đứng ở ngoài mé biển và họ được đưa vào bờ bằng trực thăng.

Trời chiều phủ ánh dương đỏ rực xuống dãy núi đá vốn màu cam pha hồng càng lên sắc. Tựa người ở lan can cũng được nhuộm bởi ráng chiều và đón gió đại dương thổi bồng mái tóc - niềm xúc cảm của kẻ lữ khách dạt dào hơn bao giờ hết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA) năm 2025 và nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngày 20/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việc hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, tổ chức bộ máy mà đây còn là một cuộc “tái cơ cấu không gian phát triển” ở quy mô vùng, tạo điều kiện để Lào Cai định hình lại chiến lược tăng trưởng trong dài hạn. Trong đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, một trụ cột để phát triển kinh tế xanh, bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Sau cuộc hợp nhất lịch sử, một “siêu vùng di sản” đã hình thành, đặt Lào Cai trước vận hội lớn để bứt phá nhưng cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Tầm nhìn chiến lược và những bước đi cụ thể đang được đặt ra để khai thác kho báu di sản phục vụ phát triển du lịch.

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển đẹp, di tích lịch sử và nền văn hóa bản địa đặc sắc, châu Phi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế. Lục địa Đen trở thành một điểm đến đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ vẻ đẹp ấy, những trải nghiệm du lịch gắn với ruộng bậc thang mùa lúa xanh ngày càng được phát triển, sáng tạo và bền vững hơn.

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Không gian xanh giữa lòng phố

Không gian xanh giữa lòng phố

Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

fb yt zl tw