Sẽ triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới ở 20 tỉnh, thành phố

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo về công tác chuẩn bị thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới; tham vấn quy trình thí điểm; các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non.

Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Luật Giáo dục quy định giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành, phát triển nhân cách cũng như phát triển toàn diện cho trẻ về năng lực, phẩm chất cần thiết. Chương trình giáo dục mầm non hiện hành được ban hành và triển khai 15 năm (từ năm 2009 đến nay) có nhiều ưu điểm như: Chương trình khung, có tính chất mở; đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo; thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.

Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn trong nước, khu vực và quốc tế, Chương trình giáo dục mầm non hiện hành còn bộc lộ bất cập, chưa bắt kịp yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực của người học trong bối cảnh đổi mới; chế độ sinh hoạt của trẻ tại nhà trường gây áp lực cho giáo viên; giáo viên chưa phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ… Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới.

Theo lộ trình dự kiến, Bộ sẽ triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới trong ba năm học liên tiếp: 2025 - 2026, 2026 - 2027, 2027 - 2028 tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 20 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền trên cả nước.

Sau thời gian thí điểm, Bộ sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới và dự kiến triển khai đại trà tại các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước vào năm học 2029 - 2030.

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh: Việc tổ chức thí điểm là sự thận trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng tới ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới. Từ những bất cập nảy sinh trong quá trình thí điểm sẽ có những giải pháp bổ sung các nguồn lực như năng lực của đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất... để khi triển khai đại trà, cán bộ quản lý và giáo viên sẽ không gặp lúng túng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các nhóm chuyên gia để xây dựng dự thảo quy trình thí điểm và dự thảo kế hoạch triển khai quá trình thí điểm.

Đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, đổi mới Chương trình giáo dục mầm non là một yêu cầu cấp bách, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả. Chương trình mới bảo đảm mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em mầm non về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp một; đặt nền móng cho việc hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam. Chương trình giáo dục mầm non mới trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của Chương trình giáo dục mầm non hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế.

Chương trình giáo dục mầm non mới có 7 điểm mới. Theo đó, tiếp cận năng lực dựa trên tình cảm, xã hội, hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam; tiếp cận dựa trên quyền, các công ước, điều ước quốc tế về Quyền trẻ em, bảo đảm chất lượng, công bằng, hòa nhập, bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt của trẻ; trao quyền cho cơ sở giáo dục và giáo viên trong phát triển chương trình giáo dục.

Ngoài ra, quy định về tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ trong chương trình bảo đảm phù hợp với sự phát triển của trẻ em mầm non và chế độ làm việc của đội ngũ theo quy định Bộ luật Lao động. Trẻ em là trung tâm của quá trình giáo dục, chủ thể trong hoạt động và giao tiếp, nhà giáo dục là người hỗ trợ trẻ em. Chương trình mới cũng bổ sung nội dung và phương pháp giáo dục tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời, mở rộng cơ hội tham gia và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trò chuyện với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trò chuyện với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai

Chiều 14/1, ông E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Lào Cai. Tại đây, ông đã trò chuyện với sinh viên Nhà trường về khát vọng của tuổi trẻ trong học tập, xây dựng tương lai và đóng góp cho đất nước Việt Nam, quê hương Lào Cai.

[Infographic] 20 chứng chỉ được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT năm 2025

[Infographic] 20 chứng chỉ được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT số 24/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, áp dụng từ năm 2025, quy định danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trong đó có 12 chứng chỉ môn tiếng Anh, còn lại là chứng chỉ các môn tiếng Nga, Pháp, Đức, Nhật và Trung Quốc.

Chính thức "chốt" phương án tuyển sinh vào lớp 10

Chính thức "chốt" phương án tuyển sinh vào lớp 10

Đối với phương thức thi tuyển vào lớp 10 THPT, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, Thông tư quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn và 1 môn thi hoặc bài thi thứ 3 do Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) lựa chọn.

Chủ động ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chủ động ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2025 là kỳ thi năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Nhận diện được những khó khăn, áp lực, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm, tạo sự chủ động cho học sinh.

Lào Cai có 5 học sinh được tuyên dương "Học sinh 3 tốt" và 1 sinh viên đoạt giải thưởng "Sao Tháng Giêng" cấp Trung ương

Lào Cai có 5 học sinh được tuyên dương "Học sinh 3 tốt" và 1 sinh viên đoạt giải thưởng "Sao Tháng Giêng" cấp Trung ương

Tối 5/1, Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025); tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương và trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội.

fb yt zl tw