Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.

1.jpg
Khách du lịch cảm nhận rõ nét sự khắc nghiệt của nhà tù thực dân qua tour trải nghiệm đêm.

Nếu như trước đây, cứ hết giờ hành chính, di tích Nhà tù Hỏa Lò lại đóng cửa như nhiều di tích khác, thì những năm gần đây, cứ tối thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, di tích lại trở nên sôi động với các hoạt động trải nghiệm.

Hiện nay, tại di tích này đang diễn ra hai tour trải nghiệm đêm với các chủ đề “Đêm thiêng liêng 2 - Sống như những đóa hoa” và “Đêm thiêng liêng 3 - Lửa thanh xuân”.

Không gian di tích vào buổi tối được kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng, cùng những câu chuyện kể chân thực về cuộc sống đọa đày nơi tù ngục, được sân khấu hóa bằng các hoạt cảnh, đưa du khách ngược thời gian, cảm nhận lịch sử như đang diễn ra ngay trước mắt, giúp đánh thức mọi giác quan, mang đến cho du khách những cảm xúc, ấn tượng sâu sắc.

Hành trình tham quan được lồng ghép các trải nghiệm như: Chạm tay vào gông cùm; chứng kiến những người tù bị tra tấn, đánh đập thông qua các hoạt cảnh sân khấu; nhập vai người tù để cảm nhận không gian phòng giam tăm tối, chật hẹp; trải nghiệm chui cống ngầm… giúp khách tham quan hiểu rõ hơn khó khăn, gian khổ, hiểm nguy mà các chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua.

Kết thúc chương trình, các vị khách thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ, nghĩa sĩ yêu nước tại Đài tưởng niệm.

Trực tiếp tham gia trải nghiệm, du khách như được sống trong không gian, thời gian của thời khắc lịch sử; cảm nhận một cách trực quan về những khó khăn, gian khổ mà các chiến sĩ cách mạng đã phải trải qua trong Nhà tù Hỏa Lò.

Em Nguyễn Minh Hương, học sinh Trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Qua chuyến đi này, con đã hiểu được gian khổ mà người chiến sĩ cách mạng đã phải trải qua. Hiểu được nỗi đau đến tận đáy lòng của những người mẹ Việt Nam. Chuyến đi này đã lấy đi rất nhiều nước mắt của con. Cảm ơn những người anh hùng đã ngã xuống, nhờ có họ mà chúng ta mới có cuộc sống hòa bình, đẹp đẽ như ngày hôm nay”.

Các đêm diễn tại di tích Nhà tù Hỏa Lò là thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia trải nghiệm.
Các đêm diễn tại di tích Nhà tù Hỏa Lò là thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia trải nghiệm.

So với nhiều di tích khác, Nhà tù Hỏa Lò không thực sự có lợi thế, bởi không phải kiến trúc Việt Nam truyền thống, hay những công trình kiến trúc tiêu biểu cho nét đẹp kiến trúc Pháp, kiến trúc Đông Dương mà lại là kiến trúc… nhà tù.

Diện tích còn lại của di tích là 2.434m2, bằng 1/5 tổng diện tích cũ. Tuy nhiên, nhận thức giá trị của Nhà tù Hỏa Lò nằm ở lịch sử đấu tranh Cách mạng, giải phóng dân tộc, Ban Quản lý di tích đã triển khai các biện pháp để công chúng hiểu thấu về giá trị lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, từ đó lan tỏa giá trị lịch sử, nhằm thực hiện hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân Thủ đô và khách tham quan.

Nhận thức này xuyên suốt các hoạt động của di tích Nhà tù Hỏa Lò. Để phát huy tốt các giá trị của di tích, ngoài việc bảo tồn kiến trúc gốc; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật về Nhà tù Hỏa Lò, đơn vị đặc biệt chú trọng đến việc đưa các hoạt động trải nghiệm lồng ghép trong hệ thống trưng bày thường xuyên, tạo nên sự chân thực, hấp dẫn và kích thích sự tham gia của công chúng.

Các hoạt động được chia thành từng nhóm. Ngoài hệ thống trưng bày thường xuyên, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò còn tổ chức các trưng bày chuyên đề với hoạt động trải nghiệm độc đáo. Hàng năm, đơn vị giới thiệu đến công chúng từ 3 đến 5 trưng bày chuyên đề nhân kỷ niệm các sự kiện lịch sử hay các ngày lễ trọng đại của đất nước.

Thí dụ nhân Ngày Thương binh-Liệt sĩ tháng 7/2024 vừa qua, khi đến với Di tích Nhà tù Hỏa Lò, công chúng được nghe thuyết minh về nội dung trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng”, được trải nghiệm trong các gian xà lim tử hình tối tăm, ngột ngạt (mô hình phục dựng lại), được lắng đọng cảm xúc khi xem biểu diễn hoạt cảnh cuộc gặp gỡ cuối cùng đồng chí Nguyễn Văn Mẫn và vợ của mình là đồng chí Mai Ngọc Thuyết cùng con gái tại Nhà tù Hỏa Lò, trước khi bị đày đi Nhà tù Côn Đảo vào năm 1933. Những hoạt động đó khiến di tích trở nên sống động.

Quả bàng, lá bàng cũng được khai thác trong câu chuyện gắn với đời sống những chiến sĩ Cách mạng.
Quả bàng, lá bàng cũng được khai thác trong câu chuyện gắn với đời sống những chiến sĩ Cách mạng.

Đối với hoạt động tương tác, các chương trình trải nghiệm tại di tích được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Giao lưu với nhân chứng lịch sử; thi tìm hiểu về Di tích Nhà tù Hỏa Lò... Tham gia các cuộc giao lưu, cuộc thi tìm hiểu về di tích, công chúng được trực tiếp gặp gỡ các nhân chứng lịch sử là những cựu tù đã từng bị thực dân Pháp bắt và giam tại Nhà tù Hỏa Lò, được nghe kể về những gian khổ, hy sinh mà các thế hệ cha anh đi trước đã phải trải qua.

Đối với hoạt động giáo dục cho thế hệ trẻ, các chương trình trải nghiệm dành cho học sinh như “Rung chuông vàng”, “Thi vẽ tranh về Nhà tù Hỏa Lò”, “Em học làm thuyết minh”… giúp các em có cơ hội giao lưu, tương tác, được tham gia trải nghiệm thực tế giúp cho những bài học lịch sử trở nên sống động, dễ hiểu, dễ nhớ.

Những sáng tạo của Ban Quản lý di tích còn thể hiện ở những câu chuyện tưởng như rất khó khai thác, đó là câu chuyện về những cây bàng trong di tích. Ban Quản lý di tích đã khiến những cây bàng trở nên sống động khi kể những câu chuyện về cây bàng gắn với đời sống những chiến sĩ Cách mạng như thế nào.

Những biện pháp đó được tiến hành đồng bộ, giúp khách du lịch có nhiều lý do để đến với di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong các hoạt động đổi mới nói chung, tour trải nghiệm đêm là một bước đột phá mà Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò triển khai trong những năm gần đây.

Nói về các hoạt động trưng bày, Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết: “Những sự kiện tưởng như mòn cũ được các đồng nghiệp ở đây làm mới lên bằng những tư liệu hiện vật sưu tầm công phu, thẩm định cẩn trọng, đem đến cho người xem một sự khác lạ và bổ ích. Tên của mỗi trưng bày chuyên đề đều là những câu chữ được chắt ra, rồi chưng cất, sàng lọc từ ý tưởng của những người làm nội dung và của du khách”.

Từ một di tích ít người được biết đến, di tích Nhà tù Hỏa Lò trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Thủ đô. Đó là bài học mà nhiều di tích khác cần tham khảo.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw