Si Ma Cai:

Sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thời tiết cực đoan

Gần một tháng trở lại đây, thời tiết trên địa bàn huyện Si Ma Cai rất cực đoan, nắng nóng kéo dài, sau đó xảy ra mưa đá gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Do nắng nóng kéo dài, hơn 1 ha ngô của gia đình anh Vi Văn Tải (thôn Đội 3, xã Nàn Sán) bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu như thời điểm này năm trước, cây ngô đã cao quá đầu người, trổ cờ, phun râu thì năm nay mới chỉ ngang ngực người, ra bắp sớm và không có hạt.

Nhìn nương ngô, hai vợ chồng anh Tải lắc đầu ngao ngán bởi bao nhiêu công chăm sóc, làm cỏ, bón phân giờ gần như trắng tay. Anh Tải chia sẻ: “Chưa năm nào khô hạn lại kéo dài như năm nay, hạt ngô được tra xuống gần 3 tháng mà không có một trận mưa”.

2.jpg

Cũng ở thôn Đội 3, gia đình anh Vàng Văn Dũng trồng hơn 2 ha ngô. Gia đình anh Dũng cũng như nhiều hộ khác trong thôn “dài cổ” chờ cơn mưa “giải hạn” và cuối cùng cũng đã đến vào hồi đầu tháng 5. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, trận giông, lốc kèm theo mưa đá kéo dài gần 20 phút đã khiến toàn bộ diện tích ngô của gia đình anh bị thiệt hại nặng. Cây ngô bị gãy ngọn, lá bị xé toạc, xác xơ, đổ la liệt dưới đất.

Đối với gia đình anh Dũng, vụ ngô năm nay coi như đã “kết thúc”. Hai vợ chồng đành chặt cây, tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Anh Dũng ngậm ngùi nói: “Cũng chẳng biết phải làm sao nữa. Nương ngô năm nào cũng giúp gia đình thu vài tấn hạt, phục vụ chăn nuôi cả năm thì vụ năm nay gần như mất trắng”.

Hơn 15 ha mận Tả van tại 2 xã Sán Chải và Nàn Sán bị ảnh hưởng do mưa đá.jpg
Mưa đá khiến một số hộ dân tại xã Sán Chải và xã Nàn Sán thiệt hại nặng nề.

Nắng nóng kéo dài, không mưa khiến hơn 90% diện tích ngô của xã Nàn Sán bị ảnh hưởng. Ông Giàng Seo Là, Phó Chủ tịch UBND xã Nàn Sán cho biết: “Sẽ có hơn 30% diện tích ngô không cho thu hoạch, diện tích còn lại chưa đánh giá được nhưng chắc chắn năng suất bị giảm mạnh”.

thiet hai si.jpg

Còn tại xã Lùng Thẩn, nắng nóng kéo dài đã gây thiệt hại cho nhiều diện tích quế trên địa bàn. Ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Toàn bộ hơn 20 ha quế trên địa bàn bị ảnh hưởng. Lứa quế mới trồng năm nay hầu như chết hoàn toàn. Đối với diện tích năm thứ 3 trở lên, bắt đầu có hiện tượng chết cành, khô thân”.

4.jpg

Điều kiện tự nhiên của Si Ma Cai chủ yếu là đồi núi, người dân canh tác ở những nơi có độ dốc cao, phần lớn diện tích không chủ động được nước nước tưới và sản xuất nông nghiệp bị chi phối rất lớn bởi yếu tố thời tiết.

Theo thống kê của huyện Si Ma Cai, trong tổng số hơn 4.400 ha ngô và một số loại cây trồng cạn đã gieo trồng từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện có 700 ha có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, trong đó 195 ha có khả năng thiệt hại dưới 30%. Trận mưa đá hồi đầu tháng 5 khiến gần 50 ha cây trồng các loại tại 2 xã Sán Chải và Nàn Sán bị ảnh hưởng, ước tổng thiệt hại hơn 112 triệu đồng.

Thời tiết cực đoan đã khiến phương án sản xuất nông nghiệp của địa phương phải thay đổi, thậm chí lùi thời gian gieo trồng.

Ông Vũ Văn Khanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai

Theo kế hoạch sản xuất năm 2023, Si Ma Cai gieo cấy hơn 1.800 ha lúa vụ mùa. Tuy nhiên, vì thiếu nước trầm trọng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn lùi thời vụ gieo cấy thêm 1 tháng (từ tháng 5 sang tháng 6 dương lịch) và điều chỉnh 300 ha không chủ động được nước sang cây trồng cạn, cây chịu hạn tốt hơn. Đối với kế hoạch trồng 100 ha cây dược liệu trong năm nay cũng “tạm hoãn” vào thời điểm này vì nắng nóng và chờ thời điểm thích hợp sẽ triển khai trồng trong thời gian tới.

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường rà soát, kiểm tra và căn cứ tình hình thực tế để chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn chuyển đổi sản xuất.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cử cán bộ chuyên môn phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn hướng dẫn người dân các giải pháp khắc phục hạn hán; chỉ đạo khuyến nông viên, các tổ quản lý thủy nông điều tiết nước tưới hợp lý, kết hợp sử dụng nước tiết kiệm”, ông Vũ Văn Khanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw