Sẵn sàng các điều kiện cần thiết triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19

LCĐT - Thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đến nay, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vắc xin an toàn.

Ngày 22/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ là đơn vị đầu tiên thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19. 10 điểm tiêm còn lại là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh và các điểm tiêm tại bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố sẽ có lịch tiêm khác nhau, bắt đầu từ ngày 22/4.

Theo tổng hợp danh sách đối tượng tiêm vắc xin Covid-19 của ngành y tế, trên địa bàn tỉnh, nhóm tiêm miễn phí có tổng số 136.428 người, trong đó, tổng số đối tượng tiêm của huyện Bắc Hà là 15.259 người, nhóm 1 là 2.244 người; huyện Bảo Thắng có tổng số 16.999 người, nhóm 1 là 1.765 người; huyện Bảo Yên có tổng số 15.697 người, nhóm 1 là 1.579 người; huyện Bát Xát có tổng số 14.216 người, nhóm 1 là 2.982 người, huyện Mường Khương có tổng số 12.669 người, nhóm 1 là 1.798 người; thị xã Sa Pa có tổng số 12.407 người, nhóm 1 là 1.389 người; huyện Si Ma Cai có tổng số 7.098 người, nhóm 1 là  833 người; thành phố Lào Cai có tổng số 17.412 người, nhóm 1 là 2.643 người; huyện Văn Bàn có tổng số 16.558 người, nhóm 1 là 1.915 người; tuyến tỉnh có 2.856 người, nhóm 1 là 1.895 người. Nhóm ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt đầu tiên là 13.919 người.

Đến nay, ngành y tế đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vắc xin. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp nhận và bảo quản vắc xin Covid-19 tại kho của tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin Covid-19 cho trung tâm y tế ít nhất 3 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng; đối với các bệnh viện tuyến tỉnh là 1 ngày trước khi tiêm hoặc ngay trước buổi tiêm.

Kiểm tra việc bảo quản vắc xin tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Kiểm tra việc bảo quản vắc xin tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản và cấp phát cho các xã, các điểm tiêm chủng 1 ngày trước khi tiêm chủng hoặc cấp ngay trước buổi tiêm chủng. Tuyến xã hoặc cơ sở tiêm chủng sẽ nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và sử dụng vắc xin đúng quy chuẩn trong buổi tiêm chủng. Vắc xin còn dư sau khi kết thúc buổi tiêm chủng tại trạm y tế xã hoặc cơ sở tiêm chủng sẽ được chuyển về kho trung tâm y tế huyện.

Để đảm bảo tiêm vắc xin an toàn, đối với mỗi điểm tiêm sẽ bố trí tối thiểu ít nhất 3 nhân viên y tế, trong đó có 1 nhân viên y tế sàng lọc, 1 nhân viên y tế tiêm chủng vắc xin, 1 nhân viên y tế theo dõi đối tượng sau tiêm chủng. Đồng thời, tại điểm tiêm chủng phải có số điện thoại người/ đội cấp cứu lưu động sẵn sàng xử trí các trường hợp tai biến nặng; chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho buổi tiêm như: Thiết bị bảo quản vắc xin (Phích vắc xin, bình tích lạnh, đá lạnh), bơm kim tiêm, hộp an toàn, các dụng cụ khác (Bông, panh, khay men, khăn chải bàn...) được dự tính theo thực tế số đội/điểm tiêm chủng và số lượng đối tượng cần được tiêm.

Ngành y tế thực hiện bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn/vị trí tiêm chủng để phòng, chống dịch theo thứ tự: Khu vực chờ trước tiêm chủng → bàn đón tiếp, hướng dẫn → bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng → bàn tiêm chủng → bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng → khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng.

Khu vực các bàn tiêm phải được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, khoa học và thường xuyên lau chùi, khử khuẩn. Bố trí khu vực nhà vệ sinh riêng và khử khuẩn hàng ngày. Bố trí khu vực chờ trước tiêm chủng, sàng lọc, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng 30 phút - 60 phút, đảm bảo thông thoáng, đủ ghế ngồi và giữ khoảng cách giữa các đối tượng được tiêm chủng, nhân viên y tế, người nhà.

Trong thời gian triển khai tiêm chủng, các đơn vị y tế sẽ duy trì thường trực cấp cứu, xử trí các trường hợp phản ứng, tai biến do tiêm chủng. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện sẽ để trống tối thiểu 5 giường hồi sức tích cực tại bệnh viện để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

fbytzltw