Sản phẩm văn hóa: Cần được coi như hàng hóa lưu thông trên thị trường

Để phát triển công nghiệp văn hóa, Việt Nam cần công nhận sản phẩm văn hóa như hàng hóa lưu thông trên thị trường. Tuy vậy, chúng ta không thể chạy theo lợi ích kinh tế mà coi nhẹ văn hóa.

hntchangson.jpg
Các sản phẩm văn hóa cần được xem là một loại hàng hóa để lưu thông trên thị trường.

Việt Nam cần thừa nhận sự vận hành của thị trường văn hóa phẩm, công nhận sản phẩm văn hóa như hàng hóa được lưu thông trên thị trường thì mới phát triển được công nghiệp văn hóa.

Đó là quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Liên, Học viện Chính trị khu vực II trong tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 7/9 tại Hà Nội.

Bàn về “Phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng,” Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Liên cho hay trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa nhưng đã có diễn đạt thể hiện cách thức và mức độ tiếp cận mới, đặt ra yêu cầu cụ thể hơn.

Văn kiện Đại hội XIII đã xác định rõ nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới.”

hoithao1.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Trên cơ sở đó, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Liên cho rằng Việt Nam cần: Một là, thừa nhận có thị trường văn hóa phẩm và công nhận sản phẩm văn hóa như là hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Hai là tạo điều kiện cho thị trường văn hóa phẩm vận thông trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước bằng chính sách kinh tế trong văn hóa và chính sách văn hóa trong kinh tế. Ba là thông qua một số chính sách cụ thể, khuyến khích ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

Chia sẻ về giải pháp cụ thể, bà Liên cho rằng các ban ngành cần nhận thức đầy đủ về nội hàm và vai trò của công nghiệp văn hóa để triển khai có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ đã ký.

"Các địa phương cần phải xác định rõ thế mạnh, tiềm năng của mình, chẳng hạn có nơi có thế mạnh về các di sản phong phú, có địa phương nhiều danh lam thắng cảnh, hay làng nghề truyền thống để phát triển thủ công mỹ nghệ; ở đô thị thì có thế mạnh quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, trò chơi điện tử,” bà Liên phân tích.

hoithao4.jpg
Đại biểu tham luận tại hội thảo.

Cùng với đó, công nghiệp văn hóa Việt Nam cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các kênh ngoại giao văn hóa, truyền thông, du lịch. Sau cùng, các doanh nghiệp cần tăng cường tiếp thu, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

“Là nước đi sau trong công nghiệp văn hóa, chúng ta phải tận dụng những thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, thực hiện chiến lược ‘đi tắt đón đầu’nhằm tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong việc xây dựng nền công nghiệp văn hóa hiện đại mang bản sắc Việt Nam,” bà Liên cho hay.

Về vấn đề này, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hoàng Thúc Lân, Tổ trưởng Tổ Lý luận, Đại học Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh việc xử lý mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội, khắc phục xu hướng “duy kinh tế , ” chạy theo lợi ích kinh tế mà coi nhẹ văn hóa.

Theo ông Lân, văn hóa và con người Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc khơi dậy tinh thần dân tộc, ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

“Đảng ta chỉ rõ đây là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng. Đây là những quan điểm có ý nghĩa chiến lược cơ bản và lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa và con người Việt Nam,” ông Hoàng Thúc Lân nói.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw