Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Mang văn hóa truyền thống vào sản phẩm đương đại

Mang văn hóa truyền thống vào sản phẩm đương đại

Viết tiếp câu chuyện truyền thống đang là hướng đi với nhiều cách làm mới, chứa đựng trăn trở của người hiểu về giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức đã có nhiều sáng tạo dựa trên chất liệu dân gian, từng bước hồi sinh giá trị truyền thống trong diện mạo mới, mang hơi thở đương đại…

Đến Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, không khó để bắt gặp những không gian trang trí hiện đại, bắt mắt, nhưng mang đầy màu sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số do Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng thiết kế.

2.jpg

Với tâm huyết hơn 15 năm gắn bó với văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở mảnh đất này, vợ chồng anh Võ Văn Tài, chị Cung Thanh Mai đã “thổi” vào các sản phẩm truyền thống sức sống mới, góp phần nối dài giá trị truyền thống. Các bộ sản phẩm, như đèn lồng treo trang trí, bàn ghế, vỏ gối, túi xách và váy áo thời trang hiện đại đều được thiết kế dựa trên chất liệu truyền thống từ vải lanh, vải nhuộm chàm và hoa văn thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ban đầu chỉ là niềm yêu thích, đam mê với văn hóa bản địa, nhưng khi nhận ra mảnh đất mình đang sống hiện hữu kho tàng giá trị truyền thống có thể khai thác, ứng dụng trong cuộc sống hiện đại, anh Tài và chị Mai đã không ngừng học hỏi và phát triển sản phẩm mới, mẫu mã mới, bắt nhịp với xu thế, nhu cầu và thị hiếu của thị trường tiêu dùng.

3.jpg

Chị Cung Thanh Mai tâm sự: Nếu “bê nguyên” truyền thống vào đời sống thì không phải ai cũng sử dụng được. Thế nhưng, các mẫu thời trang hiện đại có dùng họa tiết, hoa văn thổ cẩm truyền thống lại đang được người tiêu dùng đón nhận. Thông qua sự giao thoa ấy, phần nào mang ý nghĩa quảng bá nét đẹp văn hóa và giá trị truyền thống.

Giờ đây, từ chất liệu thủ công truyền thống, nhờ đam mê của những người tâm huyết với di sản văn hóa, bằng sự sáng tạo riêng, họ đã tạo nên sản phẩm hiện đại, hữu ích với cuộc sống thường nhật. Không bó hẹp trong bản làng vùng cao, sản phẩm kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại đã vươn xa, phục vụ nhu cầu phong phú của cuộc sống, tạo nên xu hướng mới, được nhiều người hưởng ứng.

5.jpg

Chị Phạm Phan Hoàng Linh, chủ workshop Linht Handicraf ở xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa có gần 10 năm đam mê với các sản phẩm truyền thống của đồng bào Mông, Dao nơi đây, đã làm cầu nối để truyền thống gần hơn với hiện đại. Bằng kiến thức mỹ thuật và sức sáng tạo của nghệ sỹ hội họa, chị Phạm Phan Hoàng Linh đã cùng chồng chuyển tải thông điệp sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường bằng chính các vật dụng làm thủ công của đồng bào Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó ở Sa Pa. Chính vì vậy, nhiều năm qua, chị Linh bền bỉ phối hợp, liên kết cùng bà con dân tộc thiểu số ở đây, khôi phục nghề truyền thống đúng theo nguyên bản - nói “không” với nguyên liệu công nghiệp. Tiệm may nhỏ của chị Linh dùng toàn bộ sản phẩm vải lanh dệt, nhuộm chàm, củ nâu và lá cây rừng; thổ cẩm thêu tay từ chỉ lanh, tơ tằm đưa vào thiết kế những sản phẩm thời trang hiện đại, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, tin dùng. Những thiết kế váy, áo theo mẫu mới dựa trên chất liệu truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã tạo nên nét riêng của thương hiệu Linht Handicraf.

4.jpg

Với một trung tâm du lịch sầm uất như Sa Pa, việc có những cơ sở, cửa hàng đưa chất liệu truyền thống vào thiết kế ứng dụng hiện đại, như túi xách, ví cầm tay, gối tựa sofa, đèn trang trí... không phải ít. Tuy nhiên, để bền vững và tạo thu nhập cho người dân địa phương từ nghề truyền thống thì chị Phạm Phan Hoàng Linh đang là một trong những điển hình về sự lao động nghiêm túc, gắn bó và đam mê thực sự với sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Những sản phẩm từ nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai hiện đang được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Thậm chí, có những sản phẩm sáng tạo mang giá trị thẩm mỹ cao, đạt tiêu chuẩn cao cấp đã theo chân du khách nước ngoài vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù chưa tạo nên trào lưu phổ biến đối với người dân Lào Cai, nhưng đây là xu hướng tất yếu trên hành trình bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống trong xã hội hiện đại. Theo như lời các nhà nghiên cứu văn hóa, thì đó cũng là con đường bảo tồn “động” để di sản thực sự sống và có giá trị…

7.jpg

Nhìn rộng hơn ra các tỉnh vùng cao Tây Bắc, vốn có văn hóa truyền thống tương đồng với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lào Cai cũng thấy không ít cá nhân, tổ chức cũng đã và đang khai thác thế mạnh đưa chất liệu truyền thống vào đời sống đương đại. Không chỉ tạo ra các sản phẩm mang giá trị ứng dụng, giải quyết việc làm, bảo tồn văn hóa bản địa, mà còn tạo thành những sản phẩm đặc sắc phục vụ ngành “công nghiệp không khói” của địa phương…

6.jpg

Chia sẻ về việc các giá trị truyền thống hiện diện trong đời sống đương đại, bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa cho rằng:

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đang sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống vô cùng giá trị, nguồn chất liệu này đang được khai thác trên hành trình đưa văn hóa truyền thống ứng dụng trong đời sống đương đại. Việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn di sản, mà còn có thêm sứ mệnh góp phần tô thêm cuộc sống tươi đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw