Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê

Khu rừng dừa nước xanh mướt được bao bọc bởi đường bờ biển và làng mạc đang trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút du khách.

Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 1
Sông Kinh Giang dài hơn 7 km chảy qua địa phận xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), nối liền với cửa biển Cổ Lũy. Nơi đầu dòng sông thuộc xã Tịnh Khê có một rừng dừa nước hình thành hàng trăm năm trước, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km và bờ biển Mỹ Khê của Quảng Ngãi vài trăm mét.
Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 2
Người dân thả vó đánh cá trong rừng dừa. Theo các tài liệu lịch sử, với địa thế hiểm trở như "đám lá tối trời" nên rừng dừa nước Tịnh Khê từng là nơi trú ẩn của các lực lượng vũ trang trong những năm kháng chiến, nhằm chống lại các cuộc càn quét, đánh phá vào xã Tịnh Khê và vùng lân cận.
Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 3
Nằm sát rừng dừa là thôn Cổ Lũy. Đây là địa danh hiếm hoi hội tụ nhiều yếu tố: sông biển, núi non và làng mạc. Vùng đất thanh bình nổi tiếng bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp suốt bốn mùa. Ngày nay, Cổ Lũy cô thôn là một trong 12 danh thắng của tỉnh Quảng Ngãi.
Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 4
Do địa hình ngập nước, phương tiện chính để di chuyển tại đây là các loại ghe, thuyền. Tuy chưa được khai thác du lịch, rừng dừa nước Tịnh Khê khá nổi tiếng ở Quảng Ngãi bởi sự hoang sơ và thơ mộng. Để vào rừng dừa, du khách đi theo đường biển Mỹ Khê và hỏi thăm người dân. Bạn có thể thuê người chèo thuyền vào giữa rừng để chụp hình và tận hưởng trọn vẹn bầu không khí trong lành nơi đây.
Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 5
Một người dân địa phương dùng chiếc dớn để bắt cá. Phía trên rừng là nơi trú ngụ của các loài chim, cò, còn dưới mặt nước là nơi sinh sống của các loài nước lợ như cá đối, cua, ốc mang đến nguồn lợi thủy sản cho ngư dân.
Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 6
Những ngôi nhà nằm nép mình dưới những tán dừa. Người dân tại đây còn có thêm thu nhập từ nghề chặt lá dừa nước và đan thành tấm mái che đem bán.
Rừng dừa nước nằm ngay bờ biển Mỹ Khê ảnh 7
Rừng dừa nước Tịnh Khê hiện có diện tích trên 9 hecta, bị thu hẹp nhiều so với thời kháng chiến do người dân đào ao nuôi trồng thủy sản. Diện tích rừng dừa nước còn lại đang được chính quyền địa phương quy hoạch, khai thác du lịch sinh thái.
vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw