Robot dạy học bằng trí tuệ nhân tạo - dự án sáng tạo của người Việt trẻ

Sau hơn bốn năm nghiên cứu và phát triển, Dự án Robot trí tuệ nhân tạo Anan - lấy cảm hứng từ tên gọi của nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An vừa chính thức giới thiệu phiên bản thử nghiệm đầu tiên vào những ngày đầu tháng 4 vừa qua. Dự án được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu đến từ Công ty Cổ phần Quốc tế ETT.

Anan là một công cụ dựa trên dữ liệu lớn (BigData) và trí tuệ nhân tạo (AI), tạo ra cuộc hội thoại để hiểu và phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên (như hai người đang trò chuyện) với số lần trao đổi giới hạn theo quy trình được xây dựng từ trước.

Tại buổi ra mắt, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu đến đông đảo công chúng phiên bản robot Anan thực hiện khả năng dạy kỹ năng sống cho một học sinh lớp 8 như một giáo viên thực sự. Bắt đầu bằng việc chào hỏi, giới thiệu về mình, Anan dẫn dắt người học vào từng câu hỏi, trao đổi thảo luận, phân tích đánh giá câu trả lời, lựa chọn nội dung phù hợp để đào tạo tiếp, kiểm tra lại kiến thức đã được dạy, tổng hợp kết quả, ôn lại bài cũ... 

Đối thoại giữa một học sinh và robot Anan.
Đối thoại giữa một học sinh và robot Anan.

Theo nhóm nghiên cứu, sản phẩm này sẽ giúp trẻ được đào tạo 1:1, kịp thời đánh giá và sửa lỗi, bám sát suốt quá trình học, giúp trẻ hiểu sâu và vận dụng hiệu quả kỹ năng đã được dạy. 

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Ngọc Thiện, một trong những thành viên sáng lập dự án cho biết, ý tưởng thiết kế một bộ dạy học đơn giản đã được các anh ấp ủ từ lâu. Nhưng chỉ đến khi nhóm quy tụ được các thành viên có cùng đam mê đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Australia, Canada, Pháp… thì dự án bắt đầu được triển khai và đã thu được những kết quả ban đầu rất đáng mừng.

Anh Thiện cho biết: “Vào thời điểm năm 2019, khi chúng tôi chính thức bắt tay vào dự án, trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn là một điều rất mới mẻ, thậm chí còn chưa tưởng tượng được như thế nào. Các thành viên cứ mày mò nghiên cứu, sáng tạo, bước nào khó thì dừng lại trao đổi, cùng tìm tiếng nói chung”.

Anh Trần Ngọc Thiện chia sẻ về quá trình triển khai Dự án Robot trí tuệ nhân tạo Anan. 
Anh Trần Ngọc Thiện chia sẻ về quá trình triển khai Dự án Robot trí tuệ nhân tạo Anan. 

Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, nhóm sáng tạo đã cho công bố sản phẩm bước đầu tới người tiêu dùng. Theo anh Trần Thiện Toàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế ETT, khả năng lớn nhất của Anan là có thể hiểu nội dung trao đổi bằng tiếng Việt, phân tích và đánh giá những nội dung đó để đưa ra quyết định giao tiếp tiếp theo cho phù hợp với yêu cầu của quy trình giao tiếp đã được xây dựng.

Với khả năng nghe hiểu bằng tiếng nói đến hơn 80% nội dung giao tiếp căn bản bằng tiếng Việt, Anan có thể nhận diện chính xác ý định mà người dùng muốn đề cập, kể cả những đoạn dài mà không cần khớp với các câu lệnh đã được dạy. Từ việc hiểu nội dung này, Anan sẽ lựa chọn được nội dung trao đổi tiếp theo phù hợp với quy trình đã định. 

Khả năng này của Anan là một bước tiến so với với một số nền tảng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa bằng tiếng Việt. Đến thời điểm hiện tại, các nền tảng và ứng dụng bằng tiếng Việt hiện có mới chỉ hiểu được những câu lệnh ngắn được nạp từ trước. Nếu người dùng diễn đạt khác với mẫu câu được nạp trước thì chúng sẽ không hiểu, thậm chí thực hiện sai. Từ hạn chế này, người dùng mới chỉ có thể ra lệnh hoặc khớp lệnh với ứng dụng chứ chưa thể thực hiện một cuộc giao tiếp tự nhiên được. 

Chính khả năng nổi bật này sẽ khiến Anan có thể thay thế hoặc trợ giúp các công việc cần giao tiếp theo quy trình như giáo viên kỹ năng sống, tư vấn tâm lý, tư vấn bán hàng, trợ lý hướng dẫn sử dụng... 

Chia sẻ với chúng tôi về khả năng của Anan so với ChatGPT, anh Thiện thông tin, đây là hai cơ chế nhận lệnh khác nhau. Nếu ở công cụ ChatGPT, người dùng nhập lệnh thì công cụ sẽ giải quyết yêu cầu và trả lời bằng ngôn ngữ, mỗi lần giải quyết một lệnh với các câu trả lời khác nhau. Còn với Anan, sẽ chủ động đưa vấn đề (đặt câu hỏi) rồi tự trả lời và đưa ra các nhận định, đánh giá.

“Anan nhận lệnh và trả lời bằng giọng nói, còn ChatGPT bằng chữ viết. Vì không mất thời gian cho việc chuyển đổi Text-to-Speech (chữ thành giọng nói) nên tốc độ trả lời của Anan hiện đang nhanh hơn khá nhiều”, anh Trần Ngọc Thiện nhấn mạnh.

Các bạn trẻ rất hào hứng với robot Anan. 
Các bạn trẻ rất hào hứng với robot Anan. 

Hiện nhóm nghiên cứu mới chỉ làm phần mềm, còn phần cứng (hình ảnh robot-phi hành gia) như trong buổi ra mắt là của đối tác. “Một năm nữa, chúng tôi sẽ ra mắt phiên bản “hoàn hảo” của robot với cả phần nghe và phần nhìn. Dự kiến, chúng tôi sẽ đưa robot đi thử nghiệm tại 3 môi trường: Trường học (hoặc dùng trong gia đình), tòa nhà văn phòng và công sở để robot thực hiện khả năng chăm sóc, hướng dẫn khách hàng như các nhân viên lễ tân. Với mỗi môi trường, sẽ có các phiên bản robot với hình thức phù hợp”, anh Trần Ngọc Thiện nói.

Dự kiến, với phiên bản robot Anan dùng trong gia đình, sẽ có giá bán dưới 2 triệu đồng, mức giá tương đối phù hợp để các gia đình Việt trang bị cho con em mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

fb yt zl tw