Rét ngọt

LCĐT - Năm nay, thời tiết thật lạ! Cuối tháng 11 dương lịch trời vẫn nắng, nóng như đang hạ. Người người mong rét và sợ mất mùa đông. Gió mùa cũng thật là đỏng đảnh, thoáng thấy báo tin rồi lại tắt lịm, làm bao người hụt hẫng. Thế rồi, chỉ sau một đêm, trời đang từ nắng nóng bỗng chuyển rét đậm như thể để thỏa nỗi nhớ rét của mùa đông.

Cái rét đầu tiên của mùa đông không mơn man, se se, rụt rè như đã từng mà vừa đường đột lại âm thầm nhưng thấm vào da thịt. Cái rét “đặc sản” của miền Bắc - rét ngọt, lạnh đến tê tái nhưng không buốt giá. Mây bàng bạc, bầu trời như đang muốn xích lại gần với mặt đất, gió lang thang chỉ đủ làm lao xao lá khô trên đường. Nhặt chiếc lá vàng vừa đậu nhẹ trên vai, nhìn lên cây thấy những chiếc lá xanh vẫn thanh thản hát trên cành. Mỉm cười ngắm vẻ đẹp của chiếc lá vàng. Lá đã chuyển “kiếp” để tiếp tục hiến sinh trong một thực thể mới. Vạn vật đều vô thường. Cây cỏ thật minh triết khi luôn trọn vẹn trong từng khoảnh khắc của nắng, của mưa, của gió. Cúc họa mi đang lặng lẽ nhường chỗ cho hoa cải nhuộm vàng vạt núi, bờ sông. Quýt đỏ, cam vàng rộn ràng khoe sắc. Dòng sông thu hẹp lại, nhường phù sa cho bắp cải, xà lách lên xanh. Trong cái lạnh, vạn vật trở nên rực rỡ, vượt lên sự thâm trầm vốn có của mùa đông.

Vẫn phố đấy nhưng sao nay bỗng trở nên lặng lẽ. Vẫn con đường đấy nhưng sao nay lại trở nên dài hơn. Vẫn bước chân đấy nhưng sao nay bỗng trở nên chậm hơn. Mùa đông “bao dung” dang tay ôm trọn lấy hết những u hoài, tha thiết để vẽ nên vẻ đẹp lãng đãng, trầm mặc của mùa đông và cái rét càng trở nên ngọt hơn. Cơn gió lạnh nhẹ lùa vào mái tóc, thoáng xao lòng cùng nhịp đập mùa đông.

Đêm rét ngọt, nghe đất trời trở mình. Tiếng thời gian lặng lẽ thả từng giọt. Khúc du ca mùa đông đắng, ngọt bao nỗi nhớ. Trong hơi thở se sắt, thổn thức đốm lửa hồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những “địa chỉ đỏ” gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng, như: Khu vực Quảng trường Ba Đình, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Cách mạng Tháng tám… thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khách 2/9.

fbytzltw