Ra mắt ứng dụng thông minh 'Busmap Ha Noi'

Sáng 22/4, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã ra mắt ứng dụng dùng chung phục vụ hành khách sử dụng phương tiện công cộng 'Busmap Ha Noi'.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ra mắt ứng dụng thông minh 'Busmap Ha Noi' ảnh 1

Các đại biểu bấm nút chính thức đưa vào vận hành Busmap Ha Noi.

Ứng dụng “Busmap Ha Noi” thuộc “Đề án giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội thực hiện.

“Busmap Ha Noi” có tính năng tìm đường thông minh, giúp hành khách tìm lộ trình di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng trong thành phố. Tính năng kết hợp xe buýt và xe công nghệ gợi ý hành khách lộ trình di chuyển kết hợp giữa xe buýt và xe công nghệ, kèm theo gợi ý về chi phí cho chuyến đi; tính năng dẫn đường thông minh cung cấp cho hành khách các chỉ dẫn cụ thể về cách thức di chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đến, giúp hành khách biết chính xác vị trí của mình.

“Busmap Ha Noi” còn hỗ trợ người khiếm thị bằng tính năng đọc màn hình để tìm đường và tra cứu các tuyến xe buýt, đọc tên điểm dừng để biết các điểm di chuyển.

Ngoài ra, ứng dụng này còn có một số tính năng tra cứu tuyến xe; theo dõi và thông báo xe đến điểm dừng; thông tin thời gian thực xe đến điểm dừng; tìm xe theo biển số xe; góp ý, phản ánh về chất lượng dịch vụ.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, vận tải hành khách công cộng đang đứng trước những thách thức rất lớn, sản lượng hành khách sụt giảm. Vì thế, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ chính là yếu tố sống còn để thu hút hành khách.

Việc ra mắt "Busmap Ha Noi" góp phần gia tăng tiện ích, người dân có thể phản ánh trực tiếp chất lượng xe buýt qua ứng dụng này. Đây sẽ là cơ sở để Sở đánh giá, chấm điểm cho từng doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt.

Ông Nguyễn Phi Thường giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, ngoài đưa ứng dụng BusMap Ha Noi vào hoạt động cần khẩn trương nghiên cứu, áp dụng vé điện tử thông minh và triển khai hệ thống phần mềm GPS cho xe buýt.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Đi đầu thực hiện chữ ký số

Bảo Yên: Đi đầu thực hiện chữ ký số

Sử dụng chữ ký số đang được huyện Bảo Yên triển khai, thực hiện hiệu quả. Bảo Yên trở thành huyện đi đầu trên địa bàn tỉnh về sử dụng chữ ký số đối với lãnh đạo, quản lý các cơ quan từ huyện đến xã, thị trấn.

Bài cuối: Chủ động các phương án

Bài cuối: Chủ động các phương án

Khi nền tảng “Cửa khẩu số” hoạt động sẽ tự động hóa quy trình kiểm tra, giám sát phương tiện chở hàng hóa xuất - nhập khẩu ra/vào khu vực cửa khẩu. Tại các vị trí barie kiểm soát, các camera công nghệ AI sẽ tự động nhận dạng biển số xe, truy vấn các thông tin lái xe, giấy tờ xe, trọng tải xe phục vụ việc giám sát, quản lý, thu phí.

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Xác định chuyển đổi số trong quản lý, khai thác hoạt động cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các nội dung chuyển đổi số của tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, đưa nền tảng cửa khẩu số vào hoạt động. Đây được kỳ vọng trở thành 1 trong 25 sản phẩm đặc sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số của tỉnh.

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

“Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai” là chủ đề tham luận của ông Vũ Hùng Dũng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Hà Nội.

“Net cỏ” - thời xa vắng

“Net cỏ” - thời xa vắng

Đối với những “game thủ” thế hệ 8x, 9x, quán net chật kín, luôn ám mùi mồ hôi, khói thuốc lại là nơi khởi nguồn những đam mê bất tận của tuổi trẻ một thời. Thế nhưng, trong xu thế “màn hình dọc”, những tiệm net nhỏ dần trôi vào dĩ vãng…

fb yt zl tw