Quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

img-4114-5720.jpg
Ảnh minh họa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020. Thông tư có hiệu lực từ ngày 31/1/2025.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Cụ thể, về quy mô và diện tích trường mầm non, Thông tư quy định trường mầm non tối đa 30 nhóm/lớp, tăng 10 nhóm/lớp so với hiện nay. Với bậc tiểu học, mỗi trường có quy mô tối đa 40 lớp, tăng thêm 10 lớp so với quy định hiện hành. Ở bậc trung học phổ thông, số lớp tối đa là 50, tăng thêm năm lớp.

Căn cứ điều kiện các địa phương, các điểm trường có thể được bố trí ở những địa bàn khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường và bố trí không quá năm điểm trường. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, tùy theo điều kiện thực tế có thể bố trí không quá 8 điểm trường, trường hợp đặc biệt tại các địa bàn có địa hình hiểm trở, chia cắt bố trí không quá 12 điểm trường.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành.

Đáng chú ý, tại Thông tư số 23, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh quy định về độ cao của trường học các cấp. Ở cấp tiểu học, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá năm tầng, tăng thêm hai tầng so với quy định cũ. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá năm tầng, tăng thêm một tầng so với quy định cũ.

Ngoài ra, quy định mới cũng điều chỉnh linh hoạt theo hướng cho phép trường học ghép các phòng bộ môn (phòng Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Hóa học...) thay vì quy định tối thiểu mỗi bộ môn phải có tối thiểu một phòng như hiện nay.

Đơn cử, về phòng bộ môn của trường tiểu học, quy định mới yêu cầu có tối thiểu ba phòng học bộ môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để tổ chức dạy học các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Khoa học, Công nghệ, Tự nhiên và Xã hội, Tin học, Ngoại ngữ.

Căn cứ điều kiện thực tế, ghép một số phòng học bộ môn theo nguyên tắc bảo đảm đủ chức năng của các phòng học bộ môn, có chức năng tương đồng, đầy đủ thiết bị cho mỗi môn học, bảo đảm việc bố trí thời gian, không gian để thực hiện dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo từng chức năng, bảo đảm kế hoạch, định mức giờ dạy trên quy mô học sinh đối với các môn học.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo nặng lòng với chữ Mông

Cô giáo nặng lòng với chữ Mông

Sinh ra và lớn lên ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) vào những năm 70 của thế kỷ trước khi điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, nên tuổi thơ của cô giáo Ma Thị Dua, dân tộc Mông, hiện là giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai chịu rất nhiều thiệt thòi (do gia đình còn mang nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, nên mãi đến năm 10 tuổi, cô Dua mới được đi học lớp 1, trong khi cậu em kém cô 3 tuổi đã được đi học từ nhiều năm trước đó).

Đoàn khảo sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đoàn khảo sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 10/12, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non (gọi tắt là dự thảo), các đại học, học viện, trường đại học đứng ngồi không yên với nhiều điều chỉnh. Trong đó, có một số nội dung khiến các đơn vị “rối bời” như quy định xét tuyển học bạ trong năm 2025 không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu; điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên; Quy trình xây dựng, thẩm định, phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là những chính sách có hiệu lực thi hành từ tháng 12/2024.

Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Lào Cai: Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng 30/11, tại Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 Phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

fb yt zl tw