Quét mã QR với người không có smartphone thế nào

Người dân có thể dùng mã QR trên căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, hoặc nhờ khai báo trên ứng dụng, website và in ra để sử dụng.

Một trong những điều kiện để các cửa hàng, địa điểm công cộng tại Hà Nội được phép mở cửa trở lại là phải tạo điểm quét QR Đồng thời, người dân khi tới các địa điểm công cộng cũng cần quét mã QR. Việc tạo và quét mã hiện nay phần lớn được thực hiện qua ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh.

"Hiện nay, nhiều người không có điều kiện hoặc không biết sử dụng điện thoại thông minh như người già, trẻ nhỏ, người khó khăn. Cần có cơ chế riêng dành cho họ chứ?", độc giả Dinh Vang đặt câu hỏi.

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, người không có điện thoại thông minh có thể sử dụng Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để sử dụng thay thế. Chủ địa điểm sẽ sử dụng ứng dụng để quét QR code và ghi nhận lượt ra/vào của khách hàng.

Quét mã QR với người không có smartphone thế nào ảnh 1
Mã QR trên CCCD có thể được dùng để quét QR khi ra vào các địa điểm. Ảnh: Lưu Quý

Thử nghiệm thực tế, sau khi quét mã CCCD bằng Bluezone, ứng dụng hiện tên của người dân được viết tắt, giới tính và năm sinh. Thời gian ra vào cũng được ghi nhận ngay trên hệ thống qr.tokhaiyte.vn.

Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19, việc quét bằng CCCD và Thẻ bảo hiểm y tế là một trong những phương pháp mới được áp dụng để ghi lại thông tin ra vào các địa điểm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có hạn chế do không có thông tin về số điện thoại của người dân.

Một phương pháp khác được đề xuất là khai báo sẵn tại nhà và in mã QR để sử dụng. Theo Trung tâm, trong trường hợp không có smartphone, người dùng có thể khai báo y tế trên website tokhaiyte.vn, hoặc nhờ người thân dùng tính năng "Khai hộ" trên các ứng dụng.

Sau khi website và ứng dụng tạo ra một mã QR, người dân có thể in mã ra và mang theo để quét khi đến địa điểm công cộng. Dù vậy, lựa chọn này chỉ phù hợp với người có điều kiện in ấn dễ dàng.

Quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR đóng vai trò quan trọng trong việc truy vết các mốc dịch tễ. Mỗi người dân khi tới cơ quan, văn phòng, chốt kiểm dịch, bệnh viện, địa điểm công cộng... được lưu lại lịch sử di chuyển khi quét QR code. Trong trường hợp có ca F0 tại một địa điểm, cơ quan chức năng có thể xác định những người có mặt ở địa điểm đó trong cùng khoảng thời gian, từ đó có thể truy vết được các trường hợp F1.

Tuy nhiên thời gian qua, nhiều cửa hàng, địa điểm công cộng còn chưa nghiêm túc trong việc quét mã của khách. Hà Nội cho biết các cơ sở không tạo mã QR địa điểm, nếu bị nhắc nhở quá ba lần sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động đến khi tạo điểm quét.

"Để việc quét mã đạt hiệu quả thực chất, cần sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ, và còn từ chính ý thức của người dân", đại diện Sở Thông tin và Truyền thông nói.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw