Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại đang là nghề mới, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Việc quản lý chặt chẽ, không để lợi dụng biến tướng thành các hoạt động mua bán trái phép động vật hoang dã nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đang được các ngành chức năng tích cực thực hiện.

Huyện Bát Xát hiện có 9 cơ sở nuôi động vật hoang dã, động vật rừng thông thường với các loài như cầy vòi mốc, cầy vòi hương, dúi… Nhằm giúp các cơ sở trên địa bàn thực hiện hoạt động gây nuôi động vật hoang dã theo đúng quy định của pháp luật, Hạt Kiểm lâm huyện đã chỉ đạo bộ phận pháp chế, cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn các cơ sở thủ tục đăng ký gây nuôi; mở sổ theo dõi hoạt động gây nuôi, cách ghi chép, tổng hợp số liệu vào sổ. Định kỳ tổ chức kiểm tra các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã và một số nhà hàng trên địa bàn huyện trong việc chấp hành pháp luật về quản lý động vật hoang dã, nắm sự biến động trong tổng đàn nuôi của các cơ sở.

2.jpg

Ông Trần Ngọc Hà, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có hơn 70.500 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 51.900 ha rừng tự nhiên với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn huyện có 1 khu bảo tồn thiên nhiên là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã cần được bảo vệ. Vì vậy, việc siết chặt quản lý cũng như tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã được cấp phép là rất cần thiết, góp phần hạn chế tình trạng người dân săn bắt động vật rừng ngoài tự nhiên.

Tại huyện Bảo Yên, gây nuôi động vật hoang dã, động vật rừng đã trở thành nghề mới với 16 cơ sở gây nuôi hơn 10.000 cá thể. Trong đó, động vật rừng quý hiếm (rắn hổ mang, cầy vòi hương, cầy vòi mốc…) có hơn 4.726 cá thể, động vật rừng thông thường (dúi mốc, nhím, hươu sao…) có 5.320 cá thể.

Anh Hoàng Văn Nghinh ở thôn Khuổi Vèng, xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) cho biết: Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp về khí hậu, thức ăn để chăn nuôi dúi nên đầu năm 2023, tôi đã đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng chuồng và mua dúi giống về nuôi. Trước khi nuôi, gia đình đã báo cáo và được lực lượng kiểm lâm hướng dẫn đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký để được cấp mã số cơ sở nuôi. Các thời điểm xuất, nhập đàn, gia đình đều báo cáo đầy đủ với cán bộ kiểm lâm. Với 50 cá thể ban đầu, đến nay cơ sở của gia đình đã phát triển lên hơn 200 cá thể. Hiện giá bán dúi thương phẩm khoảng 500 - 700 nghìn đồng/kg, giá dúi giống khoảng 2,5 - 6 triệu đồng/đôi, mang lại thu nhập khá cho gia đình.

4.jpg

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, toàn tỉnh có 79 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại, với hơn 15.020 cá thể, bao gồm các loài rắn hổ mang thường, cầy vòi mốc, cầy vòi hương, dúi, hươu sao, nhím… Việc gây nuôi động vật hoang dã có sự quản lý của cơ quan chức năng đã góp phần tạo sinh kế, thu nhập cao cho các hộ dân và góp phần hạn chế hoạt động khai thác, săn bắt, sử dụng động vật hoang dã từ tự nhiên.

Tuy nhiên, hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng vào mục đích xấu, vi phạm pháp luật. Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm, hầu hết cá thể động vật hoang dã đang được gây nuôi tại các cơ sở là những loài có giá trị kinh tế cao trên thị trường nhưng số cá thể trong tự nhiên lại đang có xu hướng giảm sút. Nếu không quản lý chặt chẽ các cơ sở gây nuôi và nhà hàng, quán ăn sẽ dễ xảy ra hiện tượng lợi dụng đưa các cá thể động vật hoang dã ngoài tự nhiên vào trại nuôi, nhà hàng để kinh doanh thu lợi bất chính, tăng nguy cơ săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã trái pháp luật.

3.jpg

Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện nhất quán quan điểm tăng cường quản lý chặt chẽ đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn để người dân phát triển gây nuôi động vật hoang dã theo quy định. Hằng năm, chi cục cấp mã số trại nuôi, cấp phát sổ theo dõi hoạt động nuôi, hướng dẫn các cơ sở ghi chép, lưu trữ thông tin liên quan để việc quản lý được thuận lợi, hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép gây nuôi đối với các cơ sở không tuân thủ quy định.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thẩm quyền CITES Việt Nam và các ngành chức năng thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý, tiếp nhận, tái thả động vật về tự nhiên và bàn giao cứu hộ động vật rừng theo quy định của pháp luật. Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm địa phương đã phát hiện, xử lý 1 vụ việc vi phạm hành chính về bảo vệ động vật hoang dã, chim di cư; tiếp nhận 31 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm (khỉ, rùa hộp trán vàng, cu li…) bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên để chăm sóc, tái thả về tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

fbytzltw