Ðộc đáo nhạc cụ của người Giáy

LCĐT - Âm nhạc có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của người Giáy ở Lào Cai. Cùng với những bài hát dân ca, bộ nhạc cụ là yếu tố không thể thiếu, góp phần tạo nên sự khác biệt, đa dạng trong âm nhạc của người Giáy.

Mỗi thôn người Giáy ở các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên thường có một đội nhạc. Đội nhạc gồm 4 người, mỗi người chơi một loại nhạc cụ khác nhau như kèn, trống, chiêng, chũm chọe, trong đó kèn là nhạc cụ chính, cũng là nhạc cụ khó học nhất. Kèn dài khoảng 50 cm, thân kèn được làm bằng gỗ, một đầu để thổi có lắp miếng kim loại mỏng như lưỡi gà. Đầu kèn còn lại được lắp loa hình phễu để tăng độ âm của kèn. Trên thân kèn có 7 lỗ để người chơi bấm, tạo các nốt nhạc khác nhau. Trong âm nhạc truyền thống của người Giáy ở Trịnh Tường (Bát Xát) có tất cả 36 bài kèn, để học được các bài kèn này, người học cần rèn luyện trong vòng 4 đến 5 năm.

Buổi tập luyện của đội nhạc ở xã Trịnh Tường (Bát Xát).
Buổi tập luyện của đội nhạc ở xã Trịnh Tường (Bát Xát).

Chiếc trống của người Giáy có tang được làm từ những thanh gỗ ghép lại với nhau tạo thành hình tròn và được cố định bởi đai. Da động vật được phơi khô rồi căng lên miệng trống và được gắn với tang trống bằng những chốt tre. Trống được đặt trên giá gỗ, người đánh dùng dùi làm bằng gỗ, đầu dùi quấn vải để tạo tiếng vang.

Chiêng của người Giáy rất đặc biệt, nhạc cụ này được làm bằng đồng nguyên chất, có đường kính khoảng 40 cm, không lồi ở giữa như chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Thành chiêng được khoan 2 lỗ, buộc dây để treo. Chiêng được treo ngay bên cạnh trống, người chơi trống học cả cách chơi chiêng để có thể dùng 2 tay chơi cả 2 loại nhạc cụ.

Chũm chọe là nhạc cụ nhỏ hơn nhiều so với chiêng, mặt sau có chuôi để người chơi cầm, đánh 2 mặt phẳng của chũm chọe vào nhau tạo nên âm thanh.

Khi các gia đình trong thôn có việc cưới hay việc tang, đội nhạc sẽ được mời đến chơi những bài nhạc phù hợp với những lễ nghi để động viên, chia vui hoặc chia buồn cùng gia chủ. Ngày tết hoặc lễ hội, đội nhạc sẽ chơi những bài nhạc nhằm thay lời nguyện ước, thành kính của dân làng đến các vị thần.

Người Giáy còn chơi một loại nhạc cụ nữa, đó là sáo. Sáo của dân tộc này có nhiều loại như sáo lá, sáo lưỡi và sáo ngang. Những chàng trai người Giáy thường dùng tiếng sáo để bày tỏ tình cảm với người con gái mình thích.

Mỗi loại nhạc cụ của người Giáy đều được buộc dây vải đỏ để trang trí và thể hiện sự may mắn. Hiện nay, những bậc cao niên đang tâm huyết, dày công dạy lại những bài nhạc, bài hát, những nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống; trao truyền tình yêu âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những bộ nhạc cụ truyền thống cũng được người Giáy ở Lào Cai giữ gìn như những báu vật của thôn, bản.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw