Ðộc đáo nhạc cụ của người Giáy

LCĐT - Âm nhạc có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của người Giáy ở Lào Cai. Cùng với những bài hát dân ca, bộ nhạc cụ là yếu tố không thể thiếu, góp phần tạo nên sự khác biệt, đa dạng trong âm nhạc của người Giáy.

Mỗi thôn người Giáy ở các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên thường có một đội nhạc. Đội nhạc gồm 4 người, mỗi người chơi một loại nhạc cụ khác nhau như kèn, trống, chiêng, chũm chọe, trong đó kèn là nhạc cụ chính, cũng là nhạc cụ khó học nhất. Kèn dài khoảng 50 cm, thân kèn được làm bằng gỗ, một đầu để thổi có lắp miếng kim loại mỏng như lưỡi gà. Đầu kèn còn lại được lắp loa hình phễu để tăng độ âm của kèn. Trên thân kèn có 7 lỗ để người chơi bấm, tạo các nốt nhạc khác nhau. Trong âm nhạc truyền thống của người Giáy ở Trịnh Tường (Bát Xát) có tất cả 36 bài kèn, để học được các bài kèn này, người học cần rèn luyện trong vòng 4 đến 5 năm.

Buổi tập luyện của đội nhạc ở xã Trịnh Tường (Bát Xát).
Buổi tập luyện của đội nhạc ở xã Trịnh Tường (Bát Xát).

Chiếc trống của người Giáy có tang được làm từ những thanh gỗ ghép lại với nhau tạo thành hình tròn và được cố định bởi đai. Da động vật được phơi khô rồi căng lên miệng trống và được gắn với tang trống bằng những chốt tre. Trống được đặt trên giá gỗ, người đánh dùng dùi làm bằng gỗ, đầu dùi quấn vải để tạo tiếng vang.

Chiêng của người Giáy rất đặc biệt, nhạc cụ này được làm bằng đồng nguyên chất, có đường kính khoảng 40 cm, không lồi ở giữa như chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Thành chiêng được khoan 2 lỗ, buộc dây để treo. Chiêng được treo ngay bên cạnh trống, người chơi trống học cả cách chơi chiêng để có thể dùng 2 tay chơi cả 2 loại nhạc cụ.

Chũm chọe là nhạc cụ nhỏ hơn nhiều so với chiêng, mặt sau có chuôi để người chơi cầm, đánh 2 mặt phẳng của chũm chọe vào nhau tạo nên âm thanh.

Khi các gia đình trong thôn có việc cưới hay việc tang, đội nhạc sẽ được mời đến chơi những bài nhạc phù hợp với những lễ nghi để động viên, chia vui hoặc chia buồn cùng gia chủ. Ngày tết hoặc lễ hội, đội nhạc sẽ chơi những bài nhạc nhằm thay lời nguyện ước, thành kính của dân làng đến các vị thần.

Người Giáy còn chơi một loại nhạc cụ nữa, đó là sáo. Sáo của dân tộc này có nhiều loại như sáo lá, sáo lưỡi và sáo ngang. Những chàng trai người Giáy thường dùng tiếng sáo để bày tỏ tình cảm với người con gái mình thích.

Mỗi loại nhạc cụ của người Giáy đều được buộc dây vải đỏ để trang trí và thể hiện sự may mắn. Hiện nay, những bậc cao niên đang tâm huyết, dày công dạy lại những bài nhạc, bài hát, những nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống; trao truyền tình yêu âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những bộ nhạc cụ truyền thống cũng được người Giáy ở Lào Cai giữ gìn như những báu vật của thôn, bản.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

fb yt zl tw