Những diễn biến phức tạp ở Myanmar

Một số hãng thông tấn nói đã có hơn 100 người thiệt mạng ở Myanmar trong hai ngày biểu tình vừa qua. Bộ trưởng Quốc phòng một số quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản và Úc hôm 28/3 đã lên án việc quân đội Myanmar sử dụng vũ lực sát thương đối với dân thường.
Ðám tang một người biểu tình bị bắn chết ở Mandalay hôm 27/3.
Ðám tang một người biểu tình bị bắn chết ở Mandalay hôm 27/3.

Reuters dẫn lời “các nhân chứng” nói lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng tại đám tang của một trong số 114 người thiệt mạng hôm 27/3, ngày biểu tình được nói là đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2. Tuy nhiên, chưa có nguồn chính thức nào xác nhận con số 114 người thiệt mạng nói trên. Và cũng chưa có báo cáo ngay lập tức về thương vong trong vụ xả súng vào đám tang ở thị trấn Bago, gần thành phố Yangon, theo Reuters.

Hai người đã thiệt mạng trong vụ xả súng vào các cuộc biểu tình hôm 28/3 trong các vụ việc riêng biệt ở những nơi khác, các nhân chứng và truyền thông địa phương nói. Một người thiệt mạng trong đêm khi quân đội nổ súng vào một nhóm người biểu tình gần thủ đô Naypyitaw, Myanmar Now đưa tin.

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Yangon hoặc ở Mandalay, nơi được nói là có nhiều thương vong hôm 27/3, là Ngày Lực lượng Vũ trang Myanmar. Đám tang được tổ chức ở nhiều nơi.

Ít nhất sáu trẻ em 10 - 16 tuổi nằm trong số những người thiệt mạng, theo các bản tin và các nhân chứng.

Những lời chỉ trích từ nước ngoài và các biện pháp trừng phạt do một số quốc gia phương Tây áp đặt cho đến nay đã không thể lay chuyển được các nhà lãnh đạo quân sự. Các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày trên khắp đất nước kể từ khi quân đội nắm quyền và bắt giữ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi.

Một nhóm xã hội dân sự nói hôm 28/3, máy bay quân sự đã giết chết ít nhất ba người trong cuộc không kích vào một ngôi làng do nhóm vũ trang người thiểu số Karen kiểm soát. Trước đó, lực lượng có tên Liên minh Quốc gia Karen (KNU) nói họ đã tập kích một đơn vị quân đội gần biên giới Thái Lan, giết chết 10 người. Các cuộc không kích đã khiến dân làng chạy trốn vào rừng. KNU đã tiến hành một cuộc chiến chống lại chính quyền trung ương kể từ năm 1949 với mục tiêu độc lập cho người Karen. Kể từ năm 1976, nhóm kêu gọi thiết lập một hệ thống liên bang thay vì một nhà nước Karen độc lập.

Hôm qua, giao tranh đã nổ ra giữa một nhóm vũ trang khác, Quân đội Độc lập Kachin, với quân đội chính phủ, tại khu vực khai thác ngọc bích Hpakant ở phía bắc. Lực lượng Kachin đã tấn công một đồn cảnh sát và quân đội đáp trả bằng một cuộc không kích, Kachinwaves đưa tin. Chưa có báo cáo về thương vong.

Bộ trưởng Quốc phòng một số quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản và Úc hôm qua đã lên án việc quân đội Myanmar sử dụng vũ lực sát thương đối với dân thường, theo Bangkok Post.

“Một quân đội chuyên nghiệp tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử và có trách nhiệm không làm hại những người mà quân đội phục vụ”, tuyên bố chung viết.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Myanmar nói quân đội đang thực hiện “vụ giết người hàng loạt”, kêu gọi thế giới cô lập quân đội Myanmar và ngừng các giao dịch vũ khí.

Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm ASEAN+3 (gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) ngày 4/5 đã đồng loạt cảnh báo về hệ lụy tiềm tàng đối với kinh tế toàn cầu do làn sóng bảo hộ thương mại đang trỗi dậy, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan mới hồi tháng trước.

Australia: Ông Albanese trở thành Thủ tướng đầu tiên đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp trong vòng 21 năm

Australia: Ông Albanese trở thành Thủ tướng đầu tiên đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp trong vòng 21 năm

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn truyền thông Australia cho biết, tính đến 21 giờ 55 phút ngày 3/5 (giờ địa phương), tức 18 giờ 55 phút (giờ Việt Nam), với 38,1% số phiếu đã được kiểm, Công đảng của đương kim Thủ tướng Anthony Albanese đã giành được 85 ghế - vượt quá con số 76 ghế cần thiết tại Hạ viện để thành lập một chính phủ mới. Trong khi đó, Liên đảng giành được 37 ghế.

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Chính trường Hàn Quốc chứng kiến những diễn biến mới, với việc ông Lee Joo-ho vừa nhậm chức quyền Tổng thống nước này, sau khi người tiền nhiệm Han Duck Soo ngày 1/5 thông báo từ chức. Trước khi đảm nhiệm cương vị quyền Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Joo-ho giữ chức Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội kiêm Bộ trưởng Giáo dục.

Ba Lan chuẩn bị tổ chức Hội nghị quốc phòng và an ninh lớn nhất Trung-Đông Âu

Ba Lan chuẩn bị tổ chức Hội nghị quốc phòng và an ninh lớn nhất Trung-Đông Âu

Ngày 6 - 7/5, Ba Lan tổ chức Hội nghị Quốc phòng và An ninh lớn nhất khu vực Trung Âu mang tên Defence24 Days 2025. Hội nghị sẽ quy tụ các chính trị gia cấp cao, các quan chức quân sự hàng đầu và các phái đoàn quốc tế, tập trung thảo luận các giải pháp giải quyết những thách thức quốc phòng cấp bách nhất Châu Âu.

Trung Quốc lên tiếng tại WTO về thuế quan

Trung Quốc lên tiếng tại WTO về thuế quan

Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan. Trung Quốc lên tiếng phản đối chính sách thuế quan đối ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ tự tin rằng Trung Quốc sẽ muốn đạt được thỏa thuận về vấn đề này trong tương lai.

Lãnh đạo các chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo các chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), cùng với các đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự lễ kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng/các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.

fb yt zl tw