Phương Tây thừa nhận Ukraine ở giai đoạn khó khăn nhất, bế tắc trước phòng tuyến Nga

Sau vài tuần cuộc phản công được dự đoán từ lâu của Ukraine diễn ra, các quan chức phương Tây đã đưa ra những đánh giá nghiêm túc về khả năng giành lại lãnh thổ của Kiev.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giai đoạn khó khăn nhất

"Giới quan sát vẫn đang xem xét trong một vài tuần tới liệu Ukraine có khả năng đạt được một vài tiến triển hay không. Nhưng theo họ, để đạt được tiến triển thay đổi cán cân xung đột, tôi nghĩ hoàn toàn không thể", một quan chức ngoại giao phương Tây nhận định với CNN.

Ukraine khai hỏa pháo phản lực BM-21 Grad ở Donetsk.

Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ bang Illinois Mike Quigley, người gần đây vừa tham dự cuộc họp ở châu Âu với các chỉ huy Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine cho biết, các chuyên gia đã xem xét những thách thức mà Kiev phải đối mặt và nhận định: "Đây là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc xung đột".

Thách thức chủ yếu của quân đội Ukraine là việc xuyên thủng phòng tuyến nhiều lớp của Nga ở phía Đông và phía Nam Ukraine với hàng chục nghìn quả mìn và mạng lưới chiến hào rộng khắp. Các lực lượng của Ukraine đối mặt với tổn thất nặng nề ở đây, khiến cho các chỉ huy của nước này phải giữ lại một số đơn vị để tổ chức lại lực lượng và giảm thương vong.

"Nga có nhiều lớp phòng tuyến và quân đội Ukraine vẫn chưa thực sự xuyên qua lớp phòng tuyến đầu tiên", một nhà ngoại giao phương Tây nhận định. Theo người này: "Thậm chí nếu họ tiếp tục chiến đấu trong một vài tuần nữa, trong trường hợp họ chưa thể tạo đột phá như trong 7, 8 tuần vừa qua, khả năng nào sẽ chờ đợi họ với một lực lượng ngày càng suy giảm? Tình hình vô cùng khó khăn".

Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết Washington hiểu những khó khăn mà các lực lượng của Ukraine đang đối mặt, mặc dù vẫn hy vọng sẽ có tiến triển mới.

"Tất cả chúng tôi đều hiểu rõ, cuộc phản công này sẽ ngày càng khó khăn và diễn biến chậm hơn mong đợi nhưng chúng tôi tin rằng vẫn còn thời gian và không gian để đạt được tiến triển", quan chức này cho hay.

Theo Điều phối viên truyền thông chiến lược thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby, về tốc độ phản công của Ukraine, thậm chí cả người Ukraine, trong đó có Tổng thống Zelensky, cũng phải nói rằng nó không diễn ra nhanh chóng như ông ấy mong muốn".

"Trong khi họ đang đạt được tiến triển thì cuộc phản công diễn ra chậm và không phải không có khó khăn. Những cuộc giao tranh vẫn diễn ra dọc tiền tuyến, họ đang cố gắng tiến công về phía trước. Họ sẽ tiến được bao xa và có thể đạt được đột phá gì, tôi nghĩ không có ai có thể khẳng định vào thời điểm này. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn sẽ ở phía sau và ủng hộ họ"", ông Kirby nói.

Nhiều quan chức nói rằng, một cuộc tiến công vào mùa thu, khi mà các điều kiện thời tiết và giao tranh dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn, sẽ khiến cánh cửa cơ hội của Ukraine ngày càng thu hẹp.

Các quan chức phương Tây cũng nhận định, tiến triển chậm đã cho thấy khó khăn của việc biến các lực lượng của Ukraine thành những đơn vị chiến đấu cơ giới hóa phối hợp khi chỉ có 8 tuần huấn luyện ít ỏi để sử dụng xe tăng và các hệ thống vũ khí tiên tiến phương Tây. Giới quan sát đánh giá, việc thiếu tiến triển trên chiến trường là một lý do khiến các lực lượng của Ukraine tăng cường tấn công vào trong lãnh thổ Nga để "cho thấy điểm yếu” của Moscow, một quan chức quân sự cấp cao Mỹ nói.

Khoảng cách giữa mong đợi và thực tế

Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi đã nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ rằng quân đội Ukraine đang từng bước thiết lập các điều kiện để tiến công, đồng thời cho biết các phòng tuyến của Ukraine rất kiên cố.

"Các binh lính của chúng tôi đang nỗ lực hết sức có thể. Đối phương tiến hành những cuộc tấn công chủ động theo nhiều hướng nhưng không thành công", ông Zaluzhnyi thông báo.

Trao đổi về tình hình ở phía Nam, nơi quân đội Ukraine đang chật vật giành lại lãnh thổ, ông Zaluzhnyi cho biết: "Giao tranh dữ dội vẫn tiếp diễn. Quân đội Ukraine đang từng bước thiết lập các điều kiện để tiến công. Thế chủ động đang thuộc về chúng tôi".

Tuy nhiên, những đánh giá gần đây của giới quan sát đã cho thấy sự thay đổi đáng chú ý so với những nhận định lạc quan vào giai đoạn đầu của cuộc phản công. Các quan chức phương Tây cho rằng những mong đợi ban đầu này "không thực tế". Một số luồng quan điểm ở phương Tây đang gây sức ép để Ukraine bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình, trong đó cân nhắc đến khả năng nhượng bộ lãnh thổ.

Một số quan chức lo ngại khoảng cách lớn dần giữa mong đợi và thực tế sẽ dẫn đến "trò chơi đổ lỗi" giữa các quan chức Ukraine và phương Tây, đồng thời tạo nên chia rẽ trong liên minh này.

Tháng trước, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng việc các hệ thống vũ khí tiên tiến của phương Tây được cung cấp chậm là lý do cuộc phản công của Ukraine không diễn ra như kỳ vọng.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch bắt đầu phản công vào mùa xuân nhưng không thể thực hiện. Chúng tôi không có đủ đạn dược, vũ khí và các lữ đoàn được huấn luyện sử dụng chúng đúng cách", Tổng thống Zelensky nói.

Theo VOV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc

Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.

48 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc tại Trung Quốc

48 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc tại Trung Quốc

Số người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tăng lên 48 người. Trong khi đó, Văn phòng Ủy ban An toàn lao động thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc kêu gọi tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cơ sở hạ tầng giao thông sau vụ việc trên.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.

fb yt zl tw